Phát hiện xác sinh vật bí ẩn dạt vào bờ sông ở Paraguay
Xác sinh vật lạ dạt vào bờ biển Nga / Chiêm ngưỡng các tác phẩm lắp ghép được làm từ xác côn trùng chết
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, xác quái vật vừa được vớt lên khỏi một dòng sông ở Carmen del Parana, Paraguay dường như có vài đặc điểm phổ biến hơn và ít mang tính chất giật gân hơn.
Javier Medina, người đứng đầu Cục phòng cháy chữa cháy địa phương, cho biết, sinh vật bí ẩn sở hữu các bàn tay và bàn chân nhỏ. Điều này khiến ông tin nó là một con khỉ. Tuy nhiên, thi thể bị phân hủy nghiêm trọng đến mức rất khó để nói chắc chắn đó thực chất là con vật gì.

Theo chuyên gia khám nghiệm tử thi Pablo Lemir, sinh vật bí ẩn có các ngón tay dài giống người, nhưng không phải là con người. "Nó còn có đuôi và điều đó khiến tôi nghĩ đó là một con khỉ", ông Lemir cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Ultima Hora.
Trang Doubtful News dẫn lời Ron Pine, cựu chuyên gia phụ trách các động vật có vú nhỏ tại Viện Smithsonian (Mỹ), nhận định, nhiều khả năng sinh vật bí ẩn thuộc về một loại khỉ phổ biến có tên gọi khỉ rú đen hoặc thuộc giống khỉ capuchin.
Bất chấp điều đó, trong dư luận vẫn còn những lời đồn thổi về việc đó là con quái vật hút máu chupacabra trong truyền thuyết.
Theo tạp chí National Geographic, các nhà khoa học tin, nguồn gốc của truyền thuyết chupacabra có thể bắt nguồn từ các con coyote (loài động vật giống nhưng nhỏ hơn chó sói) bị bệnh ghẻ lở nghiêm trọng. Song, các động vật khác, chẳng hạn như gấu trúc Mỹ và khỉ thỉnh thoảng cũng bị nhầm là chupacabra.
Trong một số trường hợp khác, các vụ động vật bị chết do bệnh không rõ nguyên nhân cũng bị đổ lỗi là do quái thú hút máu chupacabra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'