Khám phá

Phi tần bị vua sát hại, 13 năm sau con trai dùng cách thâm sâu này để trả thù phụ hoàng

Vì sao tân hoàng đế lại chọn cách này để trả thù vua cha năm xưa nhẫn tâm sát hại mẹ mình, một phi tần không được coi trọng.

Thấy con gấu đen lao tới người đàn ông, chú chó chạy tới cản bước: Kết cục ra sao? / Hoàng hậu bị giam cầm 10 năm vì ngoại tình: Biết sự thực ai cũng thương xót số phận nàng

Trong hoàng cung, hoàng thượng có hàng ngàn cung tần mỹ nữ nhưng rất ít người chiếm được trái tim thiên tử. Nhiều phi tử ngày đêm phải sống trong cô đơn, lạc lõng và đấu đá lẫn nhau. Tuy nhiên, bất hạnh nhất có lẽ không ai bằng Hiếu Thuần hoàng hậu Lưu thị, không được hoàng thượng sủng ái đã đành, nữ nhân này còn thảm hơn khi bị hoàng đế sát hại và thủ tiêu trong đêm.

Hy sinh thầm lặng cho người chồng nhẫn tâm

Hiếu Thuần hoàng hậu Lưu thị được coi là một trong những nữ nhân số thảm nhất trong lịch sử Trung Hoa. Năm Vạn Lịch trong cung tổ chức kỳ tuyển thê thiếp cho thái tử Chu Thường Lạc, Lưu thị được chọn vào cung làm Thục nữ. Ngay từ lúc bước chân vào phủ thái tử dường như số phận bà đã định sẵn bất hạnh. Thục nữ là phong hiệu thấp nhất trong số các thê thiếp của thái tử.

Năm Vạn Lịch thứ 38 (1611), Lưu thị sinh hạ người con thứ 5 cho thái tử đặt tên là Chu Do Kiểm. Tuy nhiên mặc dù bà đã có con chung nhưng tước vị của bà vẫn không hề thay đổi. Lưu thị hiền thục nết na, thứ bà thiếu duy nhất có lẽ chỉ là tình yêu của thái tử Chu Thường Lạc. Bao nhiêu năm chung sống bên cạnh chồng nhưng Lưu thị vẫn chưa nhận được yêu thương thực sự.

Phi tần bị vua sát hại, 13 năm sau con trai dùng cách thâm sâu này để trả thù phụ hoàng - Ảnh 1.

Không được thái tử coi trọng, Lưu thị dồn hết tình yêu vào con trai của mình. (Ảnh: Baidu)

Không có tình yêu của chồng, Lưu thị đành lấy người con trai duy nhất của mình làm động lực sống. Bà cho rằng, Chu Do Kiểm là con của thái tử, cũng là hoàng thân quốc thích nên sau này khi lớn lên nhất định sẽ có chỗ đứng trong triều đình. Những tưởng rằng bà sẽ có tương lai nhờ vào con nhưng vào năm Vạn Lịch thứ 42, khi con trai bà tròn 4 tuổi, Chu Thường Lạc đã ra tay giết chết Lưu thị.

Chu Thường Lạc còn nhẫn tâm cho người thủ tiêu thi thể Lưu thị, bà được mai táng vội vàng tại Tây Sơn, một nơi ở Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sau đó, thái tử cấm tất cả người trong phủ không một ai được hé miệng nhắc đến chuyện này dù chỉ một lời, nếu không họ sẽ phải chịu hậu quả khôn lường.

Chi tiết về cái chết của bà không được ghi chép trong lịch sử, tuy nhiên nhiều dã sử cho rằng Lưu thị bị thái tử trong cơn thịnh nộ ép chết. Lưu thị qua đời, người chịu thiệt thòi nhất không ai khác chính là hoàng tử Chu Do Kiểm.

Từ hoàng tử bất hạnh đến hoàng đế

Cái chết của Lưu thị luôn là nỗi ám ảnh trong lòng thái tử Chu Thường Lạc. Ông ta lo sợ rằng chuyện bại lộ sẽ ảnh hưởng tới tương lai kế vị của mình lên đã dùng quyền uy bịt miệng cung nữ thái giám, che giấu sự thật. Tuy nhiên trong lòng hoàng tử Chu Do Kiểm, sự ra đi của mẹ luôn là nỗi đau không thể nào quên. Vì phụ thân tàn nhẫn, ngay cả bàn thờ của mẹ, Chu Do Kiểm cũng không được lập.

Chu Thường Lạc sau đó lên ngôi lấy hiệu là Minh Quang Tông. Ông ta khét tiếng là vị vua hoang dâm vô độ, không lo việc triều chính. Hoàng thượng tuy sức khỏe yếu nhưng ngày đêm vẫn ân ái với rất nhiều mỹ nữ. Kết quả ông ta đã đổ bệnh, không lâu sau thì qua đời. Minh Quang Tông chỉ trị vì đất nước vỏn vẹn trong 29 ngày.

 

Phi tần bị vua sát hại, 13 năm sau con trai dùng cách thâm sâu này để trả thù phụ hoàng - Ảnh 3.

Chu Do Kiểm từ hoàng tử bất hạnh được lên ngôi kế vị hoàng thượng ( Ảnh: Baidu).

Sau khi Minh Quang Tông băng hà, trưởng tử Chu Do Hiệu, con của Vương Tài nhân lên ngôi kế vị. Tân hoàng đế lấy hiệu là Minh Hy Tông. Hoàng thượng phong cho Chu Do Kiểm làm Tín vương và truy phong mẹ ông Lưu thị thành Hiền phi.

Hoàng đế Minh Hy Tông qua đời ở tuổi 22, cả ba người con đều chết non nên không có người kế vị. Do đó, trước khi băng hà, nhà vua đã để lại di chiếu lập Tín vương (Chu Do Kiểm) làm người nối ngôi lấy hiệu là Minh Tư Tông. Như vậy từ người con của Thục nữ không được coi trọng, Chu Do Kiểm giờ đây đã trở thành đương kim hoàng thượng.

Sự trả thù thâm sâu của tân hoàng đế

Từ lâu, Minh Tư Tông luôn bí mật cho người tìm kiếm phần mộ của mẫu thân. Dù biết rất khó để tìm được nhưng ông vẫn không bỏ cuộc. Cuối cùng dựa vào lời kể của một nô tài ông biết được nơi mẫu thân được chôn và hạ lệnh đào mộ đưa hài cốt bà lên.

Phi tần bị vua sát hại, 13 năm sau con trai dùng cách thâm sâu này để trả thù phụ hoàng - Ảnh 5.

Minh Tư Tông đã sắp xếp để mẹ mình hợp táng của tiên đế với thân phận cao quý. (Ảnh: Baidu)

 

Ngay sau khi lên ngôi, Minh Tư Tông lập tức dâng thụy hiệu cho mẹ làm Hiếu Thuần Cung Ý Thục Mục Trang Tĩnh Bì Thiên Dục Thánh Hoàng thái hậu. Hoàng đế nhất quyết làm lễ nhập táng long trọng cho mẹ vào Khánh lăng. Đặc biệt, ông đã sắp xếp để mẫu thân với thân phận cao quý hợp táng cùng tiên đế Minh Quang Tông và hoàng hậu Hiếu Hòa.

Minh Tư Thông còn cho người tìm kiếm chân dung của mẫu thân nhưng không thấy. Tuy nhiên thông qua Phó Ý phi (một người thiếp của Minh Quang Tông và là chị em thân thiết với thái hậu) đã đưa ra bức chân dung duy nhất của bà. Sau đó, hoàng đế cho người họa lại bức chân dung của mẫu thân trong trang phục Hoàng hậu. Sau khi hoàn thành, bức tranh được treo tại Chính Dương Môn.

Cuối cùng, Minh Tư Tông đã cho mẹ mình thân phận cao quý nhất để bù đắp cho sự uất ức và hy sinh trong thầm lặng bao năm qua.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm