Phi tần dù giàu có, quyền thế cỡ nào cũng phải thực hiện 'quy tắc ngầm' với thái giám trong cung
Gia Khánh khiến Hòa Thân mất sạch gia sản chỉ với 2 từ, Càn Long có sống lại cũng không cứu nổi / Hoàng đế dù có yêu thích 1 phi tần ra sao cũng không được liên tiếp thị tẩm, nguyên do là gì?
Thời phong kiến Trung Quốc, quan niệm trọng nam khinh nữ khiến cho địa vị của người phụ nữ bị đẩy xuống quá thấp so với đàn ông. Họ không được đi học và buộc phải tuân theo nhiều quy định bất công. Con đường thăng tiến duy nhất của họ chính là lấy được người chồng giàu, có địa vị. Mà vào thời phong kiến, hoàng đế nắm trong tay quyền lực tối cao, nếu may mắn trở thành sủng phi của ngài thì cuộc đời coi như được bước sang một trang mới.
Thế nhưng con đường tiến thân của phi tần đâu có dễ như vậy. Ngoài việc nương nhờ gia thế bố mẹ (nếu có) thì họ còn phải tranh đấu với rất nhiều phi tần khác. Khi đó, sự xuất hiện của những thái giám "được việc" sẽ giúp họ giải quyết mọi vấn đề. Thái giám vừa có thể tiếp cận hoàng đế, vừa dễ dàng qua lại trong cung cấm, là nhân tố vô cùng đắc lực. Tuy nhiên, để những thái giám này làm việc cho mình thì phi tần phải thực hiện các "quy tắc ngầm": Phi tần xuất thân từ danh gia dùng nhiều tiền để mua chuộc, cung nữ, phi tần nào nghèo quá thì phải hứa hẹn "ăn chia", đôi khi có người còn chấp nhận "đối thực" để có thể tiến thân.
Sau khi "ngã giá" xong thì thái giám sẽ tiết lộ về sở thích, nơi hoàng đế hay lui tới,... cho phi tần để tự bày kế tiếp cận, lấy lòng "thiên tử". Ngay cả chuyện thị tẩm, thái giám cũng có thể giúp đỡ bằng cách cố tình đặt thẻ bài của phi tần ở vị trí dễ thấy hay gợi ý trực tiếp cho hoàng đế. Dĩ nhiên nếu phi tử đắc sủng thì thái giám cũng được "thơm lây", tiền bạc sẽ "rủng rỉnh" hơn.
Kể cả sau khi đã có được địa vị trong cung thì phi tần vẫn buộc phải cấu kết với các thái giám vừa là để tăng quyền lực, vừa là để đối phó với những phi tần khác trong cung. Ngay cả Hoàng hậu cũng luôn phải có thái giám thân cận cùng nhiều thái giám tay sai thì mới có thể kiểm soát dược hậu cung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ