Khám phá

Phi tử này 13 tuổi vào cung, ngoài 50 tuổi vẫn được sủng ái vô cùng nhưng sau khi con trai đăng cơ không lâu thì qua đời một cách ly kỳ

Dù rất được Khang Hy coi trọng, sủng ái hết mực đến 50 tuổi nhưng bà lại chẳng thể "mẹ quý nhờ con". Việc con trai lên ngôi hoàng đế lại khiến bà không hề vui mừng.

Thân thế người nằm dưới ngôi mộ hoa mỹ nhất Sài Gòn: Là huyền thoại nức tiếng, sở hữu sản nghiệp khủng / 'Người phụ nữ trong mưa' sau gần 20 năm vẫn là bức tranh đầy bí ẩn

Người sống ở đời chẳng thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, hoa nở rồi cũng có ngày tàn, tình yêu dù có tốt đẹp đến mấy rồi cũng đều sẽ “hết hạn”, tình cảm giữa hoàng đế và các phi tử cũng giống như vậy. Đàn ông thời xưa có thể năm thê bảy thiếp, hoàng đế chí tôn thì lại càng hơn thế, hậu cung 3000 giai lệ, phi tần ít thì cũng mười mấy người, đó cũng chỉ là kể tới những phi tử được phong hiệu.

f6c596864d6f4d58ada141bcbe822feb-ngoisaovn-w500-h332 0

(Ảnh minh họa)

Trong trường hợp âm thịnh dương suy như vậy, cho dù là chân ái hay là vì lợi ích gia tộc thì các phi tử đều liều sống liều chết để được hoàng đế sủng hạnh, cho dù chỉ có một cơ hội nhỏ nhoi cũng sẽ cố gắng hết sức. Mức độ tranh sủng trong hậu cung khốc liệt hơn trên phim ảnh rất nhiều. Các thủ đoạn tranh sủng của các phi tử cũng thường có 3 loại: Thứ nhất là ngoại hình xuất chúng, thứ hai là tài hoa hơn người và tiền đề phải là hoàng đế cũng là người có tài, thứ ba là có thể sinh được nhiều hoàng tử cho vua, từ đó nhờ con mà lên hương.

Dung nhan có đẹp đến cỡ nào thì cũng có ngày tàn phai, tình yêu nếu chỉ dựa vào ngoại hình xinh đẹp có lẽ là thứ tình yêu mỏng manh nhất, một khi nhan sắc đã tàn phai thì hoàng đế cũng sẽ tìm kiếm người khác, tình yêu nhanh chóng chuyển sang người khác. Tài hoa nghe có vẻ đáng tin, có thể là điều duy trì được tình yêu nhưng cũng chẳng hoàn toàn, chưa chắc đã có thể kéo dài được mãi mãi. Còn việc lên hương nhờ con trai tuy tỉ lệ thành công cao nhưng vẫn luôn có rủi ro.

dce8890cd6104a1e8460484017fd8db3-ngoisaovn-w479-h312 1

(Ảnh minh họa)

Cân nhắc về tổng thể, nếu có thể có cả 3 ưu thế như trên thì không muốn được hoàng đế sủng ái cũng khó, nhưng phi tử “toàn tài” như vậy liệu có tồn tại? Trong hậu cung của Khang Hy có một phi tử, 13 tuổi đã vào cung, đến hơn 50 tuổi vẫn được sủng ái, thường xuyên được hoàng đế lật thẻ bài. Có thể tưởng tượng được rằng ngoài diện mạo xinh đẹp ra thì bà chắc chắn còn có ưu thế khác nữa.

 

Người đó không phải ai khác chính là mẫu thân của Ung Chính – Ô Nhã Thị. Phi tần hậu cung triều đại nhà Thanh đa phần đều được tuyển chọn trong Bát Kỳ Mãn Tộc, Ô Nhã Thị cũng không ngoại lệ, bà xuất thân từ Chính Hoàng Kỳ, nhỏ hơn Khang Hy 6 tuổi. Tuy thời kỳ đó không có kỹ thuật chụp ảnh nhưng có thể tưởng tượng được rằng bà có dung nhan tuyệt trần, nếu không thì cũng không thể nào lọt vào mắt xanh của Khang Hy được.

52401f3d34fb4efd81e8203ece267d3e-ngoisaovn-w477-h313 2

(Ảnh minh họa)

Sở hữu dung mạo khuynh quốc khuynh thành, lại xuất thân từ Bát Kỳ Mãn Tộc nên có tư cách để được vào hậu cung, được chọn thị tẩm, nếu như có thể sinh được hoàng tử cho Hoàng đế, vậy thì địa vị sẽ trở nên vững chắc hơn. Ông trời cũng rất ưu ái bà, 18 tuổi bà hạ sinh Tứ Hoàng tử Dận Chân, tức vua Ung Chính sau này, từ đó nhận được sự sủng ái từ vua, hơn cả các phi tử các cộng lại, thậm chí còn hơn cả Hoàng hậu. Năm tiếp đó được phong Đức Tần, sau đó lại từ Tần thăng lên làm Phi.

Chỉ trong 10 năm ngắn ngủi, Đức Phi hạ sinh liền 6 người con, gần như mỗi năm 1 người, điều này cũng đã có lợi thế hơn những phi tử khác rất nhiều. Thông thường mà nói, phi tử sau 40 tuổi sẽ không còn được hoàng đế sủng ái nữa, nhưng Đức Phi lại khác. Theo lịch sử nhà Thanh ghi chép, Khang Hy vẫn lật thẻ bài của bà khi bà đã ngoài 50 tuổi, đây hoàn toàn là chân ái trong truyền thuyết.

 

ebe4fdece66d4260ad1f315c3b96a7ec-ngoisaovn-w500-h333 3

(Ảnh minh họa)

Lão Tứ Dận Chân và Lão Thập Tứ Dận Thời đều là con trai ruột của Đức Phi, vốn nên được yêu thương như nhau. Nhưng dường như Đức Phi không thích Dận Chân cho lắm mà luôn muốn con trai nhỏ Dận Thời làm hoàng đế. Sau khi Dận Chân tức Ung Chính lên ngôi, thân làm mẫu thân của vua, Đức Phi đã nói trước mặt quần thần rằng: “Hoàng đế hạ lệnh cho con trai ta kế thừa đại nghiệp, đây không phải là điều ta mong muốn”. Đồng thời còn từ chối sắc phong Hoàng Thái Hậu. Vài tháng sau, Đức Phi qua đời một cách ly kỳ, có người đoán rằng bà uất ức, bi phẫn mà chết nhưng có người lại có quan điểm khác. Bạn nghĩ sao về điều này?

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm