Phổ Nghi từng mong muốn được làm 2 nghề nhưng đều bị từ chối, nghe lý do xong không ai còn thắc mắc
Ảnh màu hiếm cuối thời nhà Thanh: Cận cảnh đám cưới nhà quý tộc, hé lộ nhan sắc tam muội của vua Phổ Nghi / Thái giám cuối cùng nhà Thanh kể lại sự bất thường trong tâm tính của Uyển Dung sau khi bị Phổ Nghi ghẻ lạnh
Phổ Nghi là vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông lên ngôi khi mới tuổi và bị buộc thoái vị khi lên 6. Tuy nhiên, Phổ Nghi lại được sống trong Tử Cấm Thành và bị ép rồi khỏi căn nhà của mình ở độ tuổi 18.Đến năm 1934, Phổ Nghi trở thành hoàng đế của Mãn Châu Quốc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc nhưng thực chất chỉ là chính phủ bù nhìn do Nhật Bản lập nên. Sau khi Mãn Châu Quốc diệt vong năm 1945, Phổ Nghi bị quản thúc và giam giữ vì tội danh cấu kết với quân Nhật. Đến tháng 12/1959, Chính phủ Trung Quốc ra lệnh ân xá cho một số tù nhân đã cải tạo tốt, trong đó có Phổ Nghi.
Sau khi được tự do, Phổ Nghi như bao người dân bình thường khác muốn có công việc ổn định lo cho gia đình. Thời điểm đó, lãnh đạo cũng ngỏ ý sắp xếp một công việc phù hợp cho người đàn ông có thân phận đặc biệt này. Chớp lấy cơ hội, Phổ Nghi xin được làm bác sĩ vì từ nhỏ ông đã thường xuyên đau ốm, trong quá trình chữa trị đã góp nhặt được không ít kiến thức y khoa. Thêm nữa, ông cũng từng nghiên cứu sách y và đi khám bệnh cho người dân.
Trước yêu cầu của Phổ Nghi, lãnh đạo đã không đồng ý. Nguyên nhân là bởi nghề bác sĩ là một ngành nghề đặc thù, đòi hỏi kiến thức và tay nghề y khoa tương đối cao. Năng lực của Phổ Nghi có nhưng chưa đủ để chịu được trách nhiệm nặng nề của một người bác sĩ. Do đó, đề xuất và mong muốn của vị hoàng đế cuối cùng đã không được chấp thuận.
Không thể làm bác sĩ, Phổ Nghi bày tỏ mong muốn thứ 2 là được làm việc ở trong Tử Cấm Thành. Đây có thể xem là nhà của ông, gắn bó với ông từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Thời điểm đó có mấy ai có hiểu biết về Cố cung như ông. Tuy nhiên, đề xuất này tiếp tục bị từ chối vì thân phận đặc biệt của ông. Nếu để hoàng đế cuối cùng của vương triều nhà Thanh sống trong Tử Cấm Thành thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi, không tốt đối với việc quản lý của chính quyền mới.
Sau tất cả, Phổ Nghi được chính phủ Trung Quốc khi đó sắp xếp cho một công việc nhẹ nhàng, đơn giản ở vườn bách thảo ở Bắc Kinh và làm cho đến khi qua đời vào năm 1967 vì biến chứng của bệnh tật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Có bao nhiêu thủy ngân đổ vào lăng Tần Thủy Hoàng? Các chuyên gia nói rằng bạn có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những cây lựu gần đó