Khám phá

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, dân mạng tấm tắc: Trí tuệ của người xưa không đùa được đâu!

Những chi tiết nhỏ trong bức tranh dài hơn 5 mét khiến hậu thế phải bất ngờ.

Phóng to tranh vẽ Nhạc Phi, Quan Vũ, dân mạng sửng sốt: Phim ảnh đều lừa dối chúng ta! / Phóng to bức tranh cổ dài 12m, cư dân mạng phì cười: Họa sĩ thô thiển quá không vậy?

Thanh minh thượng hà đồ

"Thanh minh thượng hà đồ" là một trong mười bức tranh cổ nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc, hay còn được mệnh danh là "Mona Lisa của Trung Quốc". Bức tranh có kích thước lớn rộng 24,8 cm dài 528,7 cm) ở dạng cuộn, miêu tả cuộc sống thường nhật và phong tục tập quán của dân chúng chốn kinh đô - Biện Kinh thời Bắc Tống.

Một vài góc tranh khi được phóng to 100 lần của bức Thanh minh thượng hà đồ. Hình ảnh: Sohu

Tác giả Trương Trạch Đoan (1085 - 1145) đã khắc hoạ vẻ đẹp phồn hoa không kém phần bình dị của xã hội hoà bình thịnh thế với tổng cộng 814 nhân vật, 28 chiếc thuyền và hơn 30 ngôi nhà cùng rất nhiều cây cối cảnh vật. Từ ngoại hình, khuôn mặt đến quần áo của từng nhân vật đều được họa sĩ khắc họa vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ.

Là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất lịch sử mỹ thuật Trung Hoa, hơn 800 năm nay, không biết bao nhiêu thế hệ đã dốc lòng nghiên cứu về bức "Thanh Minh Thượng Hà Đồ".

Mỗi chi tiết nhỏ trong bức tranh như hoa văn trên từng bộ quần áo, từng hoạt động, biển hiệu cửa hàng tạp hóa ven đường đều được thế hệ sau soi xét và khảo cứu cẩn thận.

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, dân mạng tấm tắc: Trí tuệ của người xưa không đùa được đâu! - Ảnh 3.

Ba phần của bức họa "Thanh minh thượng hà đồ" được phục dựng có màu. Hình ảnh: Wikipedia

Không chỉ nội dung mà cách thể hiện bức tranh như bố cục, màu sắc hay nét vẽ đều thể hiện được tài năng hội hoạ và ngòi bút điêu luyện của hoạ sĩ Trương Trạch Đoan. Người xem dường như cũng có thể cảm nhận được cuộc sống thường nhật của dân chúng thời phong kiến.

Để rồi người xem đã không khỏi bất ngờ trước trí tuệ của người xưa khi nhìn thấy những chi tiết nhỏ bé nhưng vô cùng thú vị. Phóng to bức tranh cổ lên trăm lần, người đời sau thấy gì vậy?

Trí tuệ của người xưa

Giữa không gian tấp nập náo nức của chốn kinh đô, bên trái cửa hàng bán vàng mã cư dân mạng nhìn thấy hai người đàn ông đang múc nước từ dưới giếng. Hành động này vốn chỉ là những sinh hoạt hàng ngày của dân chúng nhưng những người tinh mắt đã nhìn thấy thiết kế lạ mắt của chiếc giếng.

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, dân mạng tấm tắc: Trí tuệ của người xưa không đùa được đâu! - Ảnh 4.

Hai người đàn ông đang múc nước từ giếng bên cạnh quầy bán vàng mã. Hình ảnh: Sina

Giếng trong tâm thức của mọi người chắc chắn thường là hình tròn nhưng ở đây lại là hình vuông với 2 thanh gỗ vắt chéo miệng giếng trông khá giống với ô cửa sổ hay…chiếc bánh trưng. Tác dụng của 2 thanh gỗ này là gì?

 

Hoá ra người xưa vì lo sợ người múc nước vô tình rơi xuống giếng nên đã thiết kế như vậy để đủ khoảng không cho xô chậu xuống giếng nhưng đủ hẹp để con người không thể ngã vào.

Không chỉ chiếc giếng với hình dáng thiết kế kỳ lạ, người xem còn đánh mắt đến nhóm thợ bốc vác ở bến cảng.

Người giám sát nhân công cầm rất nhiều thanh tre trên tay và đang đưa từng thanh tre cho từng anh thợ bốc vác cõng trên vai những bao tải lớn. Chắc hẳn sẽ có không ít người tự hỏi việc làm này có ý nghĩa gì?

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, dân mạng tấm tắc: Trí tuệ của người xưa không đùa được đâu! - Ảnh 6.

Người giám sát và những công nhân bốc vác tại bến cảng. Hình ảnh: Sina

Đây chính là phương thức đếm và trả công được lưu truyền từ xa xưa, người bốc hàng càng nhiều thì càng nhận được nhiều que tre, đồng nghĩa với số tiền công họ nhận được theo ngày càng nhiều.

 

Hai chi tiết nhỏ này khiến cộng đồng mạng ai nấy đều thán phục: "Người xưa tài ghê", "Trí tuệ của người xưa không đùa được đâu!" hay "Thú vị quá đi"…

Ấy vậy mà một người đàn ông trong cái lán tre bên cạnh lại đang nằm ườn ra trên bàn và cái chân... móc ngược lên vô cùng thư giãn giữa đám đông đang vất vả lao động. Hành động này khiến cư dân mạng bật cười và đoán rằng: "Chắc hẳn anh này là chủ đây mà!"

Hậu thế còn khiến bức tranh trở nên sống động bằng hình động. Hình ảnh: Sohu

Hậu thế còn khiến bức tranh trở nên sống động bằng hình động. Hình ảnh: Sohu

Qua những chi tiết trên, chúng ta biết được vài bí mật nho nhỏ của người xưa để thấy rằng họ cũng rất thông minh nhanh trí và thích nghi cực tốt với hoàn cảnh. Bức tranh này thật sự xứng đáng với tên gọi "Mona Lisa của Trung Quốc" - một kiệt tác của nghệ thuật hội hoạ cổ Trung Hoa.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm