Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản
Yếu tố giúp Mỹ chiến thắng vang dội trong Trận chiến Midway / Phát hiện 3 bộ hài cốt “ma cà rồng” bị đóng đinh ở Ba Lan
Tháng Giêng năm 2016 đánh dấu ngày kỷ niệm một sự kiện lớn trong lịch sử hải quân Anh mà ít người biết đến.
Phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản trong Thế chiến 2. Ảnh: Getty.
Vào ngày 24 và 29 tháng 1/1945, máy bay Anh đã thực hiện 2 cuộc tấn công táo bạo giữa ban ngày vào các nhà máy lọc dầu của Nhật Bản ở Palembang, Sumatra. Với hơn 100 máy bay xuất kích từ hàng không mẫu hạm và 200 phi hành đoàn, đây là chiến dịch không vận riêng lẻ lớn nhất của hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến thứ 2.
Anh tổn thất 41 máy bay Anh trong 378 phi vụ. 30 phi công Anh thiệt mạng, trong số này có 10 phi công bị lính Nhật hành quyết.
Vụ tấn công trực diện do quân Đồng minh tiến hành nhằm vào một trong các vị trí chiến lược nhất bên trong lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát khi ấy cho thấy phe Đồng minh điều chỉnh chiến lược theo hướng đẩy nhanh nhịp độ cuộc chiến trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật Bản đang bước sang một ngã rẽ mới.
Khơi mào đòn cảm tử
Tuy nhiên cuộc tấn công của Anh đã “chọc vào ổ kiến lửa”. Phía Nhật đã đáp trả, bằng loạt tấn công cảm tử bằng máy bay nhằm vào chiến hạm Anh lần đầu tiên.
Một sĩ quan Anh sau đó thừa nhận: “Với tư cách là một vũ khí khủng bố, chiêu kamikaze này thực sự gây ra những trở ngại nhất định... Cho dù bạn ở đâu, những này chỉ chăm chăm lao vào bạn.”
Thủ tướng Anh Winston Churchill đã hối thúc các chỉ huy “đào sâu suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho mối nguy hiểm lớn này”.
Những người dám liều mình như thế này là ai và tại sao Nhật Bản dùng đến các biện pháp cực đoan như vậy?
Hồi tháng 10/1944 quân Mỹ bắt đầu cuộc chiến giành giật lại Philippines mà Nhật Bản đã chiếm đóng từ 2 năm trước đó.
Tàu sân bay Formidable của Anh bị Kamikaze (Thần Phong) tấn công. |
Nhật Bản biết lực lượng không quân của mình không phải là đối thủ của không quân phe Đồng mình. Họ đã nhanh chóng chịu tổn thất về phi công và máy bay. Trước tình cảnh này, Nhật Bản quyết định gắn những quả bom nặng hơn 2 tạ vào máy bay của họ rồi lao thẳng những chiếc phi cơ này vào mục tiêu nhằm gây ra thiệt hại lớn hơn so với các cuộc tấn công thông thường.
Trong một cuộc tấn công liều chết, cơ may đánh trúng một chiến hạm tăng lên thêm 15-20%. Ban lãnh đạo Nhật Bản tính toán rằng, nếu người Mỹ bị đổ máu đến một ngưỡng nào đó thì Tổng thống Mỹ Roosevelt sẽ phải chịu nhượng bộ trước áp lực của công chúng, sẽ không còn bụng dạ nào để mở một cuộc xâm lược tổng lực nhằm vào Nhật Bản. Khi ấy hai bên có thể đi tới đàm phán hòa bình.
Khái niệm “Thần Phong” bắt nguồn từ một trận cuồng phong đã cứu Nhật Bản thoát khỏi họa xâm lược của hạm đội Mông Cổ vào năm 1281.
Đòn Thần Phong giết 100 quân Mỹ
Lúc 7h25 vào ngày 25/10/1944, Yukio Seki – một học viên tốt nghiệp học viện hải quân Nhật, đồng thời là con trai của một người buôn đồ cổ, nâng cốc chúc mừng Nhật hoàng Hirohito, rồi trèo lên máy bay của mình và chuẩn bị “làm nên lịch sử”. Seki lúc đó 23 tuổi, lớn lên ở vùng nông thôn Nhật Bản.
Anh ta đặc biệt ham mê vẽ và đã đem lòng yêu rồi kết hôn với người con gái của một gia đình sống gần trường bay mà anh ta theo học. Nhưng hạnh phúc của đôi uyên ương chẳng tày gang. Seki sau đó xung phong tham gia cuộc tấn công .
Một phi cơ Thần Phong (Kamikaze) bị chắn gần tàu sân bay, vào năm1941. Ảnh: Getty. |
Seki nói với cha mẹ mình: “Con sẽ dùng cả chiếc máy bay con lái để lao trực diện vào tàu sân bay của địch, nhằm đáp lại lòng tốt của Thiên hoàng”.
Khoảng 3 tiếng đồng hồ rưỡi sau khi cất cánh từ một sân bay ở Philippines, Seki lao nguyên chiếc phi cơ Mitsubishi Zero vào boong của tàu chiến Mỹ USS St Lo. Quả cầu lửa lớn từ vụ va chạm mạnh này xuyên thủng khu vực boong và nhà chứa máy bay trên hàng không mẫu hạm Mỹ, giết chết hơn 100 quân nhân Mỹ.
Seki đã “làm nên lịch sử” và được người Nhật coi là anh hùng. Người Nhật nhanh chóng hình thành các “đơn vị tấn công đặc biệt” dựa trên một lực lượng tình nguyện viên đông đảo sẵn sàng hy sinh mạng sống của họ. Nhiều người trong số họ muốn chết vì một cái gì đó tốt đẹp hơn, nhưng cũng có nhiều người hành động đơn thuần vì thể diện.
Hàng trăm phi công non trẻ được nhanh chóng đào tạo cho các phi vụ kamikaze. Đa số những người này ở độ tuổi 18-24. Người trẻ nhất mới chỉ 17 tuổi. Vào đêm trước khi thực thi nhiệm vụ, một số phi công nghe nhạc hoặc biên những lá thư cuối cùng gửi cho gia đình.
Các bức ảnh ghi lại khuôn mặt đang mỉm cười của họ dù cho họ sắp đối mặt với cái chết gần như cầm chắc trong tay. Tại sân bay, các nhóm nữ sinh vẫy các bông hoa anh đào tiễn biệt những chiếc phi cơ cất cánh.
Chiến thuật kamikaze rất đa dạng. Một số phi công khéo léo ẩn nấp trong mây để tránh các tiêm kích cơ bảo vệ của phe Đồng minh. Họ cũng sử dụng mồi nhử để đánh lạc hướng các máy bay tiêm kích đối phương trong khi các máy bay Nhật khác chia thành các nhóm nhỏ trước khi bổ nhào tấn công tàu địch.
Một khi một chiếc phi cơ Thần Phong va đập mạnh với boong tàu, các thủy thủ phe Đồng minh sẽ phải đối mặt với cái chết hoặc thương tích kinh hoàng khi mà hàng ngàn tấn nhiên liệu ở nhà chứa máy bay trên tàu bắt lửa. Và chẳng bao lâu sau người Anh được “nếm mùi” đòn hiểm này của người Nhật.
Trận chiến Anh-Nhật
Vào tháng 3/1945, Hạm đội Thái Bình Dương của Anh – hạm đội lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh trong , đi gần 6.500km đường biển về phía bắc từ căn cứ ở Sydney để hội quân với Hạm đội 5 của Mỹ.
Phi côngYukio Seki thuộc hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến 2. Ảnh: Getty. |
Đội hình này được dẫn đầu bởi 4 tàu sân bay, với hơn 250 máy bay và 10.000 thủy thủ và phi công. Người Mỹ chuẩn bị xâm chiếm đảo Okinawa ở Thái Bình Dương, từ đó họ có thể đánh chiếm Nhật Bản, chỉ cách hơn 560km về phía bắc.
Người Nhật nghênh chiến một cách dữ dội. Các phi công của Hạm đội Thái Bình Dương của Anh được trao nhiệm vụ săn các phi cơ Thần Phong.
Vào ngày 1/4, radar của Hạm đội Anh đóng cách 322km về phía đông nam phát hiện một đội hình khoảng 20 máy bay địch đang lao nhanh tới.
Máy bay của hải quân Anh được lệnh lao lên đánh chặn. Các máy bay khác từ các tàu sân bay cũng cất cánh để củng cố thế trận phòng thủ.
Một chiếc phi cơ Zero Nhật Bản đột phá qua lưới lửa cao xạ của hạm đội. Chiếc Zero này bị một chiếc phi cơ Seafire của Anh theo sát. Chiếc Seafire này do viên phi công Dickie Reynolds 22 tuổi quê ở Cambridge (Anh) điều khiển. Dickie Reynolds có kỹ thuật tốt trong việc bắn hạ máy bay đối phương.
Nhưng trước khi Reynolds ra đòn hạ gục đối phương, chiếc Zero đã kịp nghiêng cánh và lao thẳng xuống boong chiếc tàu sân bay Indefatigable, tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ khiến 3 sĩ quan chết ngay tại chỗ.
Bất chấp việc chiếc tàu bị tổn hại nặng, gần một tiếng đồng hồ sau đó, các máy bay vẫn cất và hạ cánh trên chiếc tàu này.
Không như các tàu sân bay Mỹ có boong bay bằng gỗ, tàu Anh có các boong bay với lớp thép dày hơn 10cm. Một sĩ quan liên lạc Mỹ đánh giá: “Khi một phi cơ Thần Phong đánh trúng một tàu sân bay Mỹ, thì kiểu gì tàu này cũng mất 6 tháng sửa chữa ở Trân Châu cảng.”
Vào ngày 4/5, các phi cơ kamikaze tiếp tục tấn công, đánh trúng tàu sân bay Formidable của Anh. Một thủy thủ khác, đến từ Portsmouth, từng nếm trải các cuộc không kích của Đức, nhớ lại: “Đó là lần đầu tiên cả một chiếc máy bay lao thẳng vào tôi”.
Từ 1/4 đến 9/5/1945, tất thảy mọi tàu sân bay Anh đi riêng lẻ ngoài mặt trận đều bị các máy bay kamikaze của Nhật “thăm hỏi”, khiến Anh hứng chịu tổn thất là 44 quân nhân bị chết, gần 100 người khác bị thương. Các phi công của Anh bắn hạ hơn 40 máy bay Nhật – đa số là các máy bay tấn công tự sát.
Mặc dù vậy, Đô đốc Mỹ Chester Nimitz vẫn ghi nhận vai trò của Hạm đội Anh đã giúp tàu Mỹ giảm bớt áp lực từ phía kamikaze khi tàu của họ đóng ngoài khơi Okinawa. Theo ông này, vai trò của Anh vừa là bắn hạ phi cơ Thần Phong, vừa là hứng chịu các đòn tấn công cảm tử từ các máy bay này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá Việt Nam suýt bị tuyệt chủng, giờ hồi sinh kỳ diệu, là món đặc sản trị giá hàng triệu đồng
Có 1 món loại pháp thuật Bồ Đề Tổ Sư không truyền cho Tôn Ngộ Không, ngẫm lại thấy quá đúng đắn
Đây chính là vũ khí mạnh nhất Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không phải đi cầu cứu, Phật Tổ Như Lai cũng bị đả thương
Xem Tây Du Ký hàng chục năm chưa chắc trả lời được câu hỏi 'Tôn Ngộ Không có phải yêu quái không?'
7 cái tên của Tôn Ngộ Không ngay cả fan 38 năm cũng nhiều người không thể liệt kê hết
Tây Du Ký 1986: Trước khi trở thành huynh đệ, Trư Bát Giới từng 'ghi thù' Tôn Ngộ Không 1 chuyện suốt hơn 500 năm