Vì sao hơn 1 triệu người Liên Xô chiến đấu cho Đức trong Thế chiến II?
Phát hiện 3 bộ hài cốt “ma cà rồng” bị đóng đinh ở Ba Lan / Những hình ảnh quý giá về xứ Đông Dương năm 1903
Ngày 12/7/1942, Thế chiến II đang diễn ra ác liệt ở Liên Xô; các vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Tây nằm dưới sự kiểm soát của Đức và nỗ lực của Liên Xô nhằm giải phóng các khu vực này khỏi quân Đức chưa thành công. Quân đoàn xung kích số 2 của Mặt trận Volkhov - một phần lực lượng chi viện thành phố Leningrad đang bị phong tỏa, bị quân phát xít bao vây và bị đánh bại thảm khốc.
Andrei Vlasov đứng giữa, tháng 11/1944. Nguồn: rbth.com
Hai tuần sau, một thôn trưởng địa phương báo với người Đức anh ta đã bắt được một người đàn ông đáng ngờ, có thể là một du kích, và đang giữ anh ta trong một nhà kho. Khi lính Đức với súng máy tiến đến gần chuồng ngựa, một người đàn ông cao lớn đeo kính bước ra và nói bằng tiếng Đức gượng gạo: “Đừng bắn. Tôi là tướng Vlasov”. Đây là một con cá khá lớn - Andrei Vlasov - Tư lệnh Quân đoàn xung kích số 2, trước đó đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Kiev và Moscow.
Tuy nhiên, tất cả vinh quang trên bị lu mờ và ô nhục là Vlasov đồng ý phục vụ Đức và lãnh đạo cái gọi là Quân đội Giải phóng Nga (RLA), bao gồm tù binh Liên Xô, chống lại Tổ Quốc của mình. Thậm chí ngày nay, tên Vlasov ám chỉ sự phản bội. Y trở thành một biểu tượng của tráo trở, và những người phạm tội phản quốc trong Thế chiến II, làm việc cho Đức thường được gọi là Vlasovtsy (người phe Vlasov trong tiếng Nga). Trên thực tế, có nhiều công dân Liên Xô và người dân tộc thiểu số Nga, không chỉ các thành viên của RLA, đã hợp tác với Đức Quốc xã.
Vấn đề hợp tác
Sự hợp tác của công dân Liên Xô với quân phát xít không phải là một chủ đề để thảo luận ở Nga. Có lẽ đây là một phần của di sản Xô Viết của Nga: Từ gần 50 năm nay, sự thật về vấn đề hợp tác đó đã không được nhắc đến ở Nga, theo nhà sử học Sergei Drobyazko - người đã có phân tích kỹ lưỡng về chủ đề này trong tác phẩm “Dưới ngọn cờ của kẻ thù: Chống Liên Xô trong quân đội Đức 1941-1945” của mình.
Người Nga phục vụ trong quân đội Đức, Mặt trận phía Đông, 1941-1945. Nguồn: rbth.com |
Thực tế một số công dân Liên Xô muốn đứng về phía Hitler chống Liên Xô là quá nhạy cảm để thảo luận trong thời kỳ Xô Viết. Và đây cũng không phải là một nhóm nhỏ của những kẻ lập dị. Tổng cộng, số lượng công dân Liên Xô và người di cư Nga phục vụ trong hàng ngũ quân đội Đức, SS, cảnh sát và dân quân thân Đức là gần 1,2 triệu người (trong đó có tới 700.000 người Slavơ, 300.000 người Baltic và 200.000 người Thổ Nhĩ Kỳ, người Kavkaz và từ các dân tộc thiểu số), Drobyazko cho biết.
Có hai điều quan trọng cần nhớ ở đây. Đầu tiên, điều này không có nghĩa là tất cả 1,2 triệu người này thực sự đã chiến đấu trực tiếp chống lại Liên Xô. Phần lớn trong số họ được sử dụng làm cảnh sát, tài xế,... và/hoặc không ở Mặt trận phía Đông. Thứ hai, con số này khá thấp, do theo điều tra dân số năm 1939, có 170 triệu người sống ở Liên Xô trước chiến tranh. Nói cách khác, đại đa số người dân Liên Xô đã chiến đấu anh dũng chống lại Đức quốc xã và vẫn trung thành với đất nước của mình. Tuy vậy, vẫn đáng để đặt câu hỏi: tại sao nhiều người lại sát cánh với Đức?
Lý do phản quốc
Trước chiến tranh, Liên Xô giống một khối đá đỏ khổng lồ rắn chắc, đặc biệt là nhìn từ bên ngoài, nhưng thực tế, nó ẩn chứa nhiều vấn đề lớn. Không phải tất cả mọi người hài lòng với sự lãnh đạo của những người Bolshevik. Hơn nữa, cuộc chiến bắt đầu thảm khốc, mùa hè và mùa thu năm 1941, Đức Quốc xã đã chiếm đóng các vùng lãnh thổ rộng lớn và ngấp nghé tiến về Moscow, nhiều người đặt câu hỏi liệu việc chống trả có khả thi không.
Những tình nguyện của Quân đội Giải phóng Nga, 1944. Nguồn: rbth.com |
Thất bại thảm khốc Hồng quân phải chịu trong mùa hè-thu năm 1941 khiến người dân hoài nghi về khả năng lãnh đạo, sự bất lực của chính quyền Xô Viết trong việc kiểm soát tình hình và thậm chí là phản quốc. Hơn nữa, cuộc chiến đã gợi mở những mâu thuẫn mà xã hội Liên Xô đang phải chịu đựng, Drobyazko cho biết.
Bị dồn vào chân tường
Oleg Budnitsky - giám đốc Trung tâm quốc tế về lịch sử và xã hội học của Thế chiến II - nhấn mạnh những lựa chọn khó khăn mà nhiều cộng tác viên phải đối mặt: phần lớn người Xô Viết hợp tác với Đức là vì hoàn cảnh..., trong tình thế nguy kịch, một lựa chọn mà họ cho là ít xấu xa hơn hoặc đơn giản là có thể cứu mạng họ.
Một đơn vị Quân đội Giải phóng Nga. Nguồn: rbth.com |
Đồng thời, Budnitsky lưu ý, có một phần trăm những người đã chống đối sâu sắc với những người Bolshevik và chiến đấu chống lại Liên Xô vì lý do ý thức hệ. Quân Bạch vệ phải rời khỏi Nga sau khi Hồng quân giành chiến thắng (mặc dù chỉ một phần nhỏ trong số này đứng về phía Đức quốc xã) và người dân từ các vùng lãnh thổ mà Liên Xô đã sáp nhập trước Thế chiến II - các quốc gia Baltic độc lập trước đây và các khu vực của Tây Ukraine và Tây Belarus từng là một phần của Ba Lan.
Các đồng minh không mong muốn
Nếu giới chức Đức tận dụng tối đa những người hăng hái chiến đấu chống Liên Xô, cơ hội chiến thắng của họ sẽ gia tăng đáng kể. Một quan chức Đức thuộc Bộ phụ trách các vùng lãnh thổ chiếm đóng, cho biết vào năm 1942, cuộc kháng chiến của các binh sĩ Hồng quân sẽ bị phá vỡ khi họ nhận ra Đức sẽ mang lại cho họ một cuộc sống tốt hơn so với Liên Xô.
Điều ngu ngốc nhất làm tại các lãnh thổ phương Đông bị chiếm đóng là cung cấp vũ khí cho các quốc gia bị chiếm đóng, Hitler nhấn mạnh. Đó là lý do tại sao, cho đến khi Đức quốc xã trở nên tuyệt vọng vào năm 1944, người Đức chỉ sử dụng những người Liên Xô thân Đức, bao gồm Vlasov và RLA, như một công cụ tuyên truyền. Họ ném bom Hồng quân với tờ rơi kêu gọi nổi dậy nhưng từ chối trao cho Vlasov bất kỳ lực lượng thực sự nào để chỉ huy. Một đội hình khác của Nga trong Đức Quốc xã, Quân đoàn bảo vệ Nga, đã được sử dụng ở Nam Tư để chiến đấu chống lại du kích địa phương vào năm 1942-1944, nhưng Hitler đã không đủ tin tưởng người Nga để dùng họ chiến đấu chống lại chính Liên Xô.
Kết thúc tuyệt vời
Tất cả những điều này chỉ thay đổi vào tháng 9/1944, khi Hồng quân đang áp sát nước Đức. Vào thời điểm đó, Đức Quốc xã đã đủ tuyệt vọng để sử dụng bất cứ thứ gì có thể giữ cho đế chế sắp sụp đổ của họ còn nguyên vẹn. Chính Heinrich Himmler đã gặp Andrei Vlasov và xử phạt việc thành lập Ủy ban Giải phóng Nhân dân Nga và Lực lượng Quân sự nằm dưới sự chỉ huy của Vlasov, bao gồm khoảng 50.000 người.
Những người này đã chiến đấu chống lại Hồng quân chỉ trong ba tháng, từ tháng 2 đến tháng 4/1945, nhưng đã không thành công. Đức Quốc xã đã bị suy yếu vào thời điểm này. Sau thất bại của Đức, Vlasov và tất cả các sỹ quan chỉ huy của y đã bị Liên Xô bắt giữ, nhanh chóng bị xử tử và đi vào lãng quên. Không thể bào chữa cho những người giúp đỡ Đức Quốc xã, bất kể động cơ của họ là gì, Oleg Budnitsky nói./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách