Khám phá

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương!

Quần đảo Galapagos nằm ở phần phía đông rộng lớn của Thái Bình Dương, tiếp giáp với đường xích đạo và cách đất liền của Ecuador 972 km.

10 tài nguyên thiên nhiên sẽ sớm cạn kiệt theo thời gian / Ấn tượng thiên nhiên Di sản ASEAN trên dãy Trường Sơn

Vào ngày 15 tháng 9 năm 1835, nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin trên tàu Beagle đã đến quần đảo Galapagos, với mục đích nghiên cứu và phát triển thêm thuyết tiến hóa của mình. Quần đảo Galapagos nằm ở phần phía đông rộng lớn của Thái Bình Dương, tiếp giáp với đường xích đạo và cách đất liền của Ecuador 972 km. Sự đa dạng sinh học ở đây là vô cùng phong phú.

Hòn đảo này có nhiều loài sinh vật độc đáo, vẫn còn duy trì được diện mạo ban đầu của chúng, chẳng hạn như rùa, hải cẩu, chim cánh cụt xích đạo, chim hải âu... Do đó, quần đảo Galapagos được UNESCO đã đưa nó vào "Danh sách Di sản Thế giới" vào năm 1978 và năm 2007 nó được đưa vào Danh sách nguy cấp. Hiện tại, toàn bộ 133.000 km vuông diện tích biển bên ngoài quần đảo đã được chính phủ Ecuador chỉ định là khu bảo tồn hệ sinh thái biển.

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Quần đảo Galapagos là một thế giới thời tiền sử tại Thái Bình Dương, nơi có nhiều loài hoa và động vật kỳ lạ - chim cánh cụt xích đạo màu đen, những con cự đà biển nằm dài trên những bãi biển cát trắng, và những con rùa khổng lồ sống trong những khu rừng tươi tốt sâu trong các hòn đảo. Cảnh sắc của mỗi hòn đảo ở đây đều rất khác nhau, một số được bao phủ bởi rừng rậm và những cây cổ thụ cao chót vót, một số giống như những tảng đá khổng lồ, đầy khói cuồn cuộn khắp nơi. Quần đảo Galapagos đã thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự sống trên Trái Đất. Mọi thứ ở đây đều là một kiệt tác của thiên nhiên.

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 2.

Quần đảo Galapagos là một thiên đường động vật thuần khiết, với hơn 45 loài chim đặc hữu, 42 loài bò sát, 15 loài động vật có vú và 79 loài cá. Thế nhưng quần đảo này vẫn bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người đối với sinh vật địa phương, ban đầu có 15 loài rùa biển ở quần đảo Galapagos, và hiện nay 3 loài đã bị tuyệt chủng hoàn toàn.

Rùa khổng lồ Galapagos

 

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 3.

Đây là một trong những loài rùa cạn lớn nhất còn tồn tại và là loài đặc hữu của quần đảo Galapagos. Rùa trưởng thành dài 1,5 mét, nặng trung bình gần 200 kg, tuổi thọ trung bình của chúng là hơn 100 năm. Trên các hòn đảo khác nhau của quần đảo Galapagos, hình dạng của rùa cũng thay đổi đôi chút tùy thuộc vào môi trường sinh thái nơi nó sinh sống.

Khi Charles Darwin bắt đầu khám phá quần đảo Galapagos, có khoảng 250.000 con rùa cạn tại nơi đây, nhưng đến năm 1970, số lượng của chúng đã giảm mạnh - xuống còn khoảng 3.000 con. Vào tháng 6 năm 2012, số lượng loài rùa tại quần đảo này đã giảm từ 15 xuống còn 10.

Sư tử biển Galapagsos

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 4.

Đây là một trong những loài phổ biến nhất ở Galapagos, chúng nhỏ hơn một chút so với họ hàng gần của mình - sư tử biển California, thường xuất hiện trên các bãi biển đầy cát và bờ biển đá. Con mồi chủ yếu của chúng là cá mòi và tiếng kêu độc đáo của loài vật này luôn thu hút sự chú ý của mọi người. Mùa giao phối của chúng sẽ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12, khi đó sư tử biển đực sẽ tranh giành lãnh thổ và đánh nhau để thể hiện sự "nam tính" trước mặt con cái.

 

Kỳ nhông biển

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 5.

Còn được gọi là kỳ nhông biển Galapagos, nó là một loài kỳ nhông đặc hữu của quần đảo Galapagos. Nó phân bố rộng rãi trên các đảo khác nhau, chủ yếu là trên các rạn san hô ven biển và đôi khi ở rừng ngập mặn. Loài thằn lằn này thường có màu đen, đỏ gạch hoặc xanh đen, chúng có khả năng kiếm ăn trong nước và ăn rong biển. Loại thằn lằn này là động vật máu lạnh, màu sắc cơ thể của chúng sẽ thay đổi khi hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. Không chỉ vậy, chúng còn là một loại thằn lằn có khả năng "rút xương" - khi thiếu thức ăn, chúng sẽ thu nhỏ cơ thể, và nghiên cứu cho thấy hộp sọ của chúng có thể thu nhỏ trung bình 10%.

Cự đà đất

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 6.

Đây cũng là loài đặc hữu của quần đảo Galapagos và phân bố rộng rãi trên nhiều đảo trong quần đảo. Những con cự đà đất thường có màu vàng nâu với những chiếc gai ngắn trên lưng. Loại thằn lằn này là động vật biến nhiệt, ban ngày chúng thường nằm trên đá núi lửa hoặc đường đi để hấp thụ năng lượng, tối đến chúng mới về hang. Hầu hết những loài cự đà đất đều là động vật ăn cỏ, nhưng một số loài trong đó lại ăn côn trùng, rết hoặc xác thối.

 

Kỳ nhông Lava Lizard

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 7.

Chúng là một trong những loài phổ biến nhất trên đảo, có kích thước nhỏ. Để thích nghi với môi trường sinh thái khác nhau của mỗi hòn đảo, kỳ nhông ở mỗi hòn đảo có những đặc điểm riêng, có ít nhất 7 loài trên toàn quần đảo.

Booby chân xanh

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 8.

Như tên gọi cho thấy, đặc điểm lớn nhất của loại booby này là bàn chân màu xanh của nó. Khu vực phân bố chính của booby chân xanh là bờ biển phía đông Thái Bình Dương giữa California và Peru. Chim trống nhỏ hơn và có màu cơ thể nhạt hơn so với chim mái. Chim booby chân xanh thường sống chung một vợ một chồng.

 

Booby chân đỏ

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 9.

Loại booby này có kích thước nhỏ, có bàn chân màu đỏ tươi, lông màu xanh xám và lông màu trắng hoặc nâu. Nó phân bố rộng rãi ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Australia, và cũng đã từng phân bố ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng nó đã gần như tuyệt chủng do bị săn bắt quá mức.

Chim di cư Fregata

Quần đảo Galapagos: Thế giới thời tiền sử ở Thái Bình Dương! - Ảnh 10.

Đây là một loài chim biển lớn, chim trống có lông màu đen, còn phần thân dưới của chim mái có màu trắng. Chim trống sẽ phồng túi khí màu đỏ trong trong họng khi ve vãn, đây là đặc điểm lớn nhất của loài chim này. Đồng thời đây cũng là loài chim bay nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ bay tối đa 418 km/h, độ cao bay gần 1.200 mét và khả năng hoạt động trong gió cấp 12.

 

Có thể nói, quần đảo Galapagos là một thiên đường đáng mơ ước đối với những người yêu thích động vật, phong cảnh ở đây còn nguyên sơ và đầy sức sống. Cho dù bạn là một du khách bình thường hay một người đam mê nhiếp ảnh, ngay từ khi đặt chân lên quần đảo Galapagos, bạn sẽ được đắm chìm sâu trong vương quốc sinh thái hấp dẫn này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm