Quan sát thiên văn, Gia Cát Lượng liền đoán được kết cục của Bàng Thống và Chu Du
Trận đánh cuối cùng của Gia Cát Lượng: Khi Tư Mã Ý nếm gạo ông biết mình đã thua? / Nhân vật khiến Gia Cát Lượng nhận thua, Lưu Bị tốn nhiều công sức chiêu mộ: Từng làm quan cho Tào Tháo
Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, ngoại giao, quân sự kiệt xuất, đồng thời cũng là nhà phát minh tài ba của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung khắc họa Gia Cát Lượng như một quân sư lỗi lạc, bậc kỳ tài về chiến lược. Ông đã dẫn dắt nhà Thục Hán vượt qua muôn vàn thử thách, lập nên những chiến công hiển hách với nguyên tắc thưởng phạt phân minh. Không chỉ vậy, tài biện luận sắc bén của ông được ví như vạn đạo gươm đao, lời nói có sức nặng xoay chuyển cục diện. Đặc biệt, khả năng quan sát thiên văn của Gia Cát Lượng nổi tiếng đến mức ông có thể đoán biết trước cái chết của Chu Du và Bàng Thống.
Gia Cát Lượng dự báo Chu Du qua đời
Chu Du (175 - 210), tự Công Cẩn, là danh tướng kiệt xuất và khai quốc công thần của Đông Ngô trong thời Tam quốc.
Theo Tam quốc diễn nghĩa, sau chiến thắng vang dội ở Xích Bích (năm 208), Chu Du không ít lần bày mưu tính kế nhưng đều bị Gia Cát Lượng nhìn thấu. Không những thế, ông còn bị đối phương châm chọc đến mức tức giận thổ huyết, ngửa mặt than trời: “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng!?”. Dứt lời, Chu Du ngã xuống, qua đời ở tuổi 36.
Nhiều người tin rằng Chu Du chết vì uất ức trước mưu kế của Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, nếu số mệnh chưa tận, liệu chỉ một vài lời châm chọc có thể khiến ông phải bỏ mạng?
Tam quốc diễn nghĩa ghi lại rằng, trong một đêm ở Kinh Châu, Gia Cát Lượng quan sát thiên văn, thấy một ngôi sao tướng tinh vụt tắt liền thốt lên: “Chu Du chết rồi!”.
Sáng hôm sau, Lưu Bị lập tức cử người đi dò xét, kết quả quả nhiên đúng như lời Gia Cát Lượng. Khi hay tin, Lưu Bị hỏi: “Chu Du chết rồi, bên ấy bây giờ thế nào?”.
Gia Cát Lượng đáp: “Người thay Chu Du nắm giữ binh quyền hẳn là Lỗ Túc. Tôi quan sát thiên tượng thấy tướng tinh hội tụ phương Đông, vì vậy Lượng xin đến Giang Nam một chuyến, mượn cớ viếng tang để tìm kiếm hiền sĩ giúp chúa công”.
Gia Cát Lượng dự báo cái chết của Bàng Thống
Bàng Thống (178 - 214), tự Sĩ Nguyên, hiệu Phượng Sồ, là mưu sĩ xuất sắc của Lưu Bị thời Tam quốc. Ông được ca ngợi là bậc quân sư có tài trí ngang hàng với Gia Cát Lượng. Chính ông là người lập đại công giúp Lưu Bị chiếm Ích Châu từ tay Lưu Chương.
Ban đầu, Bàng Thống theo Tôn Quyền ở Giang Nam. Sau khi Chu Du qua đời, Gia Cát Lượng đến Đông Ngô, thi triển kế sách “thuận tay bắt dê” – vừa hóa giải hiểu lầm giữa Đông Ngô và Lưu Bị để tiếp tục liên minh kháng Tào, vừa nhân cơ hội tìm hiền tài phò tá Lưu Bị.
Đúng như mong đợi, sau khi viếng tang Chu Du, Gia Cát Lượng gặp được Bàng Thống, trao tận tay một phong thư, bày tỏ mong muốn nếu không được trọng dụng ở Đông Ngô, hãy về dưới trướng Lưu Hoàng Thúc.
Quả nhiên, Tôn Quyền là người thận trọng, thấy Bàng Thống tính tình bộc trực, dung mạo xấu xí liền không coi trọng. Thế nên, Bàng Thống rời bỏ Giang Đông, theo Lưu Bị, đúng như toan tính của Gia Cát Lượng.
Về cái chết của Bàng Thống, hồi thứ 63 Tam quốc diễn nghĩa thuật lại rằng, vào đêm mừng tết Thất Tịch (ngày 7 tháng 7 âm lịch), Gia Cát Lượng ở Kinh Châu mở tiệc, cùng bá quan bàn việc tiến quân Tây Xuyên. Bỗng dưng, trên bầu trời phương Tây xuất hiện một ngôi sao lớn rực sáng rồi rơi xuống.
Chứng kiến cảnh tượng ấy, Khổng Minh hoảng hốt, đánh rơi chén rượu, hai tay ôm mặt than khóc: “Than ôi! Đau đớn thay!”.
Bá quan kinh hãi hỏi nguyên do, Khổng Minh đáp: “Ta đã tính toán một quẻ Thái Ất, năm nay là năm Quý Tỵ, sao Thiên Cang ở phương Tây, rất bất lợi cho quân sư. Hơn nữa, thiên văn cho thấy sao Thiên Cẩu phạm vào quân ta, sao Thái Bạch rơi vào Lạc Thành. Vì vậy, ta đã gửi thư báo trước cho chúa công đề phòng cẩn thận. Nhưng không ngờ đêm nay lại thấy ngôi sao lớn từ phương Tây rơi xuống, e rằng Bàng Sĩ Nguyên đã gặp đại nạn!”.
Lời tiên đoán của Gia Cát Lượng ứng nghiệm. Tại gò Lạc Phượng, Bàng Thống trúng mai phục của quân Trương Nhiệm, bỏ mạng khi mới 36 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngỗng xứng danh 'chiến binh gia cầm', có đủ sức mạnh khiến rắn độc cũng phải sợ hãi
Vì sao người xưa đặt hổ đá trước lăng mộ, còn sư tử đá trước cổng?
Nghiên cứu khoa học chỉ ra nguyên nhân người ngoài hành tinh chưa đến Trái Đất: 'Ớn lạnh' vì lý do được đưa ra
CLIP: Đang tắm bùn, lợn bướu bỗng bị sư tử truy sát và cái kết khó tin
Điểm mặt 4 'quái vật' đáng sợ sống ở Amazon, ngay cả cá sấu cũng 'khiếp vía' khi chạm trán
Nếu không có muối, người xưa nấu ăn bằng gì? Sự thật khiến nhiều người ngỡ ngàng
Ảnh minh họa