Quy tắc khi hoàng đế thị tẩm: Ngoài thái giám còn cần 8 cung nữ, 16 tỳ nữ mới đủ phục vụ
Kề cạnh chủ tử, thái giám hầu đủ việc, phi tần đi tắm buổi tối cũng "không rời nửa bước" / Phi tần bị phạt bỏ đói nửa tháng, thái giám bàng hoàng khi tới "nhặt xác": Vẫn sống khỏe!
Cuộc sống trong hoàng cung tuy điều kiện đầy đủ, không phải lo cơm ăn áo mặc nhưng lại đầy rẫy những quy định nghiêm ngặt được truyền lại từ các đời trước. Thậm chí, hoàng thượng dù là người đứng đầu thiên hạ cũng không ngoại lệ. Theo đó, việc hoàng thượng chọn lựa phi tần để thị tẩm mỗi ngày đều có cơ cấu sắp xếp và chuẩn bị. Hoàng thượng cho dù thích hay không cũng không thể làm trái.
Quy trình hoàng thượng thị tẩm một phi tần vô cùng khắt khe. Ở thời nhà Thanh, tất cả mọi việc đều được "phòng Kính Sự" (một nhóm chuyên phụ trách các công việc trong hậu cung) vạch ra một cách cụ thể và trình tự. Bắt đầu từ việc chọn phi tần cho đêm thị tẩm, vào mỗi buổi tối các thái giám sẽ dâng lên hoàng thượng thẻ bài có khắc tên của các phi tần, hoàng thượng sẽ nhìn vào đây để chọn người mình muốn.
Sau khi thẻ bài được lật, thái giám sẽ báo với phi tần được chọn và giúp họ chuẩn bị sửa soạn mọi thứ. Ở một số thời đại khác, quy tắc khi thị tẩm diễn ra khắt khe hơn nhiều, ví dụ việc chọn phi tần thị tẩm không chỉ có vua quyết định là được. Đầu tiên, thái hậu sẽ xem xét và quyết định người được thị tẩm, sau đó phi tần được chọn sẽ phải trải qua nhiều bước chuẩn bị kỹ càng mới được đưa đến tẩm cung của hoàng thượng.
Cung nữ xếp hàng hầu hạ khi hoàng thượng thị tẩm. (Ảnh: Baidu)
Tuy nhiên, dù ở thời đại nào, mỗi lần thị tẩm, hoàng thượng cần một lượng lớn cung nữ và thái giám hộ tống. Điều đặc biệt là ngoài thái giám luôn có 8 cung nữ và 16 tỳ nữ đứng bên ngoài đợi. Đối với những người phụ trách nhiệm vụ này, đêm đó đương nhiên sẽ không được nghỉ ngơi, họ phải căng tai căng mắt để hết sức chú ý mọi động tĩnh từ phía hoàng thượng.
Khi hoàng thượng cho gọi, họ sẽ lập tức hầu hạ, không được chậm trễ một giây phút. Nếu họ lơ là hậu quả khôn lường, nhẹ thì chịu phạt từ phòng Kính sự, nặng thì bị hoàng thượng trách phạt, thậm chí là mất mạng.
Tại sao khi hoàng thượng thị tẩm lại cần nhiều người đợi bên ngoài như vậy? Nguyên nhân là bởi thái giám chỉ có thể làm những việc nặng nhọc như khiêng vác, bưng bê còn những việc đòi hỏi sự cẩn thận và nhẹ nhàng sẽ cần đến sự có mặt của các cung nữ và tì nữ.
Sau khi thị tẩm xong, phi tử không thể nán lại nơi tẩm cung của hoàng thượng nên cung nữ và tì nữ sẽ hộ tống họ hồi cung. Sau đó, họ tiếp tục hầu hạ chủ tử những công việc như thay quần áo, chải đầu tóc hoặc tắm rửa… Đây đều là các việc cần đến nhiều người cùng phục vụ.
Phi tần cũng phải tuân theo quy tắc khi thị tẩmVậy các phi tần phải tuân thủ những quy tắc nào khi thị tẩm. Đó là những quy định như:
Thứ nhất, phi tử được chọn thị tẩm sau khi sửa soạn xong xuôi sẽ được quấn trong một tấm chăn đưa đến chỗ hoàng thượng. Phi tần tuyệt nhiên không được cầm theo bất cứ thứ gì. Sở dĩ có quy tắc này là bởi triều đình cần đảm bảo sự an nguy của hoàng thượng. Việc phi tần được thái giám và cung nữ chuẩn bị cho tất cả, không mang theo vật ngoài thân gì là để chắc chắn rằng hoàng thượng khi thị tẩm sẽ không bị ám sát hay tổn thương.
Phi tần khi thị tẩm phải tuân thủ theo quy tắc nghiêm ngặt. (Ảnh: Baidu)
Thứ hai, khi thị tẩm phi tần không được phát ra âm thanh. Đây là quy tắc cố định trong cung, phi tần khi thị tẩm tuyệt đối không được phép phát ra mất cứ âm thanh nào để giữ thể diện cho hoàng thượng. Nếu như làm trái quy tắc, họ sẽ bị kết tội bất kính, làm ô uế hoàng thượng. Chính vì thế, một buổi thị tẩm sẽ luôn có thái giám của phòng Kính Sự đứng bên ngoài giám sát nghiêm ngặt.
Thứ ba, ngoài hoàng hậu, phi tử không được phép ở lại tẩm cung của hoàng thượng. Khi thời gian thị tẩm đã hết, nếu bên trong không có động tĩnh gì, các thái giám thuộc phòng Kính sự sẽ ra hiệu nhắc nhở phi tần đã đến giờ hồi cung. Cho dù là mùa đông thời tiết lạnh giá, các phi tần cũng không có ngoại lệ.
Cuộc sống trong cung thời phong kiến luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, qua những gì mà sử sách lưu lại, hoàng cung có thể là nơi xa hoa, lộng lẫy trong mắt nhiều người, nhưng trên thực tế, đây cũng là nơi trói buộc hoàng đế, phi tần và hoàng tộc bằng những quy tắc nghiêm ngặt mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ