Quyết không động phòng trong đêm tân hôn, Quang Tự đế đã làm 1 việc không thể ngờ với Hoàng hậu của mình trong ngày cưới
Từ Hy Thái hậu Na Nạp Thị - người đàn bà hoang dâm, độc ác và… tài sắc / Giải mã bí ấn Tử Cấm Thành: Tiết lộ cách chế tạo 'máy sữa người' của Từ Hy Thái hậu
Quang Tự đế (1871 – 1908) là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Khi còn tại vị, ông từng nỗ lực không ít trong việc cải cách nước nhà.
Chỉ tiếc rằng quyền lực tối cao khi ấy đều bị thâu tóm trong tay Từ Hi Thái hậu, cho nên những cố gắng của nhà vua vẫn chưa thể cứu vãn cục diện suy vong của vương triều lúc bấy giờ.
Liên quan tới vị Hoàng đế này, hậu thế cho tới ngày nay vẫn truyền tai nhau một giai thoại hết sức ly kỳ.
Tương truyền rằng vào đêm đại hôn với Hoàng hậu, nhà vua chẳng những không chịu động phòng mà còn bật khóc nức nở vì một lý do dưới đây.
Thân thế của vị Hoàng hậu khiến Quang Tự đế không muốn động phòng
Sinh thời, Quang Tự chỉ có một vị Hoàng hậu kết tóc duy nhất. Đó chính là Long Dụ Hoàng hậu (1868 – 1913).
Long Dụ vốn là con gái của đại thần Quế Tường – em trai Từ Hi Thái hậu. Trong khi đó, Quang Tự là con của Uyển Trinh - em gái Từ Hi.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Long Dụ là cháu gái của Lão Phật gia và đồng thời cũng là chị họ của Hoàng đế.
Năm xưa, Từ Hi gả Long Dụ cho Quang Tự chủ yếu là vì dựa trên tiền đề của Hiếu Trang Hoàng Thái hậu năm nào.
Sinh thời, Hiếu Trang Hoàng Thái hậu cũng từng gả cháu gái của mình cho con trai ruột là Thuận Trị đế.
Theo lời kể của một hậu duệ trong Hoàng tộc nhà Thanh, vào thời bấy giờ, việc cưới hỏi của hoàng gia vẫn còn giữ một vài phong tục có phần lạc hậu. Hôn nhân nội tộc và việc kết hôn với các thành viên trong họ hàng cũng nằm trong số đó.
Vì thế cho nên ở trong bối cảnh lúc bấy giờ, cuộc hôn nhân giữa Quang Tự và người chị họ Long Dụ được xem là hết sức bình thường và "môn đăng hộ đối".
Thế nhưng có một sự thật khó có thể thay đổi được, đó là Long Dụ Hoàng hậu còn lớn hơn Hoàng đế Quang Tự tới ba tuổi.
Về mối quan hệ của nhà vua và Hoàng hậu lúc sinh thời, tương truyền rằng hai người từ nhỏ đã thân thiết với nhau.
Thuở thiếu thời, Long Dụ đặc biệt săn sóc và quan tâm Quang Tự, đối đãi với nhà vua như với em trai ruột của mình vậy.
Năm xưa khi Quang Tự vừa mới vào cung, mỗi lần Long Dụ vào Tử Cấm Thành đều đặc biệt tới thăm hỏi nhà vua.
Hoàng đế đối với người chị họ này cũng rất mực yêu quý, kính trọng. Hai người mỗi lần gặp mặt đều trò chuyện rất lâu, bầu không khí vô cùng vui vẻ, hòa hợp.
Thế nhưng có lẽ ở vào thời điểm bấy giờ, cả hai nhân vật ấy đều không thể ngờ được rằng sau này chị em họ lại có thể kết tóc trở thành phu thê.
Tiết lộ lý do khiến nhà vua bật khóc nức nở ngay trong đêm tân hôn
Đối với cuộc hôn nhân gượng ép với người chị họ hơn mình 3 tuổi, Quang Tự luôn có phần bất mãn và cảm thấy gượng ép.
Cho nên suốt một thời gian dài sau khi cử hành đại hôn, nhà vua vẫn không thể vui vẻ, cũng không muốn động phòng cùng Hoàng hậu.
Thậm chí có giai thoại còn truyền lại rằng, ngay trong đêm tân hôn, Quang Tự vì quá bức bối và đau lòng nên đã sà vào lòng Long Dụ khóc lớn mà nói rằng:
"Tỷ tỷ, trẫm vĩnh viễn kính trọng người, thế nhưng người nhìn xem, trẫm bây giờ thật khó xử biết bao…".
Sử cũ ghi lại, sau khi thành thân với nhà vua, Long Dụ Hoàng hậu chọn ngự tại Chung Túy cung thuộc Đông lục cung.
Mặc dù trên vai vế là người đứng đầu hậu cung, thế nhưng quan hệ Đế - Hậu luôn không được suôn sẻ.
Quang Tự khi đó luôn lấy lý do có bệnh trong người để xa lánh Hoàng hậu, phần là bởi bà sở hữu dung mạo bình thường, phần cũng vì bà là người của Từ Hi Thái hậu.
Cứ như vậy, phải tới nửa năm kể từ sau khi lập Hậu, Hoàng đế luôn trong trạng thái chán chường bất đắc chí.
Ban đầu, ông đối xử hết sức lạnh nhạt với không chỉ Hoàng hậu mà còn cả với hai vị phi tử còn lại lại là Cẩn phi và Trân phi.
Thế nhưng sau một thời gian tiếp xúc, ông đã nảy sinh tình cảm với vị phi tần mang tư tưởng tâm đầu ý hợp là Trân phi. Chẳng bao lâu sau đó, Trân phi trở thành người được nhà vua sủng ái nhất trong Tử Cấm Thành.
Sử cũ ghi lại, Quang Tự đế vô cùng sủng ái Trân tần, nhanh chóng tấn thăng bà làm Trân phi. Khi ở bên Trân phi, Quang Tự tỏ rõ sự vui sướng và thích thú. Điều này khiến Long Dụ Hoàng hậu cảm thấy tổn thương, buồn chán.
Một số ghi chép còn cho rằng, Hoàng hậu và Trân phi có mối quan hệ không mấy tốt đẹp. Bởi Trân phi mang tư tưởng hiện đại, cởi mở nên đôi khi vô tình thất lễ với bà.
Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là bởi cha của Trân phi từng có mối giao hảo với nhiều người ngoại quốc, cho nên bà từ sớm đã đón nhận nhiều tư tưởng Tây phương.
Trong khi đó, Long Dụ lại là một người phụ nữ phong kiến điển hình, tính tình nhu thuận, không am hiểu chính trị. Cho nên bất luận trên phương diện ngoại hình hay tương tưởng, kiến thức, bà đều khó có thể vượt qua Trân phi.
Thế nhưng dù vậy, kết cục của vị Hoàng hậu này vẫn tốt hơn nhiều so với Trân phi năm nào. Vì không được lòng Thái hậu, Trân phi sau cùng đã bị Từ Hi cho người đẩy xuống giếng.
Về phần Long Dụ, sau khi Từ Hi qua đời, bà mặc dù không có con cái nhưng vẫn trở thành Hoàng Thái hậu và chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi.
Năm 1913, Long Dụ Hoàng Thái hậu qua đời vì bạo bệnh ở Trường Xuân cung, hưởng thọ 45 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?