Khám phá

Răng khôn, vì sao phải nhổ bỏ?

Chiếc “răng khôn” khiến không ít người khốn khổ vì đau đớn. Nhưng với quan niệm nhổ răng “tổn thọ” không ít người đành cắn răng chịu đau không dám đi giải quyết. Vậy răng khôn, nên để hay nhổ.

Kinh hoàng hỗn chiến “sặc” bụi của lợn nanh sừng và sư tử / Bắt được cá chình "khủng" nặng 14 kg, bán 6 triệu đồng

Ths.BS Nguyễn Anh Ngọc - 1 trong 2 thủ khoa ngành Nha khoa năm 2013 tại Đại học Tổng hợp Hamburg (Đức) chia sẻ, đây là tâm lý chung của rất nhiều người khi ôm má sưng đến gặp bác sĩ, phàn nàn về “răng khôn” gây đau nhưng khi được tư vấn mổ thì lại sợ... tổn thọ. “Nhưng trên thực tế, phần lớn răng khôn nên nhổ, không nên để và việc nhổ răg khôn không gây hại cho sức khỏe”, BS Anh Ngọc cho biết.

rangkhon.jpeg

Chiếc răng khôn thường phát triển từ độ tuổi 16 – 25 tuổi. Vì phát triển muộn, nên răng khôn thường không còn chỗ để mọc lên, từ đó gây nên tình trạng mọc xiên, mọc ngầm.

Đây là lý do, nhiều người đến 30 – 40 vẫn thỉnh thoảng ôm má kêu đau vì mọc răng khôn. Trong khi thực tế, thường sau độ tuổi 25 răng khôn không còn phát triển, nhưng vì thiếu vị trí gây mọc xiên, mọc ngầm nên răng khôn ôm ỉ gây gây viêm quanh chân răng, viêm lợi khiến người bệnh đâu, khó chịu.

Nhiều người đến khám bác sĩ răng hàm mặt trong tình trạn viêm, ổ mủ trầm trọng do răng khôn gây viêm.

Vì thế, thường răng khôn đều được bác sĩ nha khoa khuyên nhổ bỏ. "Bởi phần lớn răng khôn mọc nghiêng, xiên gây lợi chùm, rồi đâm vào răng số 7 gây sâu răng số 7. Răng khôn gây cản trở khớp cắn, gây xô hàm, hoặc chỉ định nhổ răng khôn cho mục đích chỉnh nha. Chỉ một số ít trường hợp răng khôn mọc thẳng không nhất thiết phải nhổ. Trên thực tế, đã có rất nhiều bệnh nhân đến khám và mất răng số 7 bắt nguồn từ chiếc răng khôn này. Tiếc răng không nhổ, răng lại làm tổn thương, mất một thêm một chiếc răng khác", BS Anh Ngọc cho biết.

BS Anh Ngọc cũng khẳng định, việc nhổ răng khôn là an toàn và không gây nguy cơ gì cho sức khoẻ. Thậm chí, đây được coi là hành vi tốt hơn cho việc vệ sinh răng miệng.

Vì thế, khi thấy âm ỉ đau răng, đau ngắt quãng có thời điểm đau, thời điểm không, mọi người đừng ngần ngại đến bác sĩ nha khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp phim, thậm chí một số trường hợp nếu chụp phim đơn thuần không tiên lượng được chân răng còn phải chụp cắt lớp vi tính để xác định tình trạng của chân răng mới có thể xử lý.

Ngày nay, với kỹ thuật hiện đại, việc nhổ răng khôn cũng không gây đau đớn nhiều như người bệnh hình dung.

“Tuy nhiên cần lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng khôn phải tuân thủ theo lời dặn dò của bác sĩ, tuyệt đối không khạc, nhổ sau khi nhổ răng. Việc khạc, nhổ sau khi nhổ răng sẽ tạo áp suất trong khoang miệng có thể gây bật cục máu đông bọc bên ngoài vùng răng được nhổ, từ đó gây ra chảy máu”, BS Anh Ngọc khuyến cáo.

Ngoài ra, sau nhổ răng bệnh nhân cần tránh rượu bia, thuốc lá… nhất là những người có cao huyết áp cần được kiểm soát, tránh tình trạng huyết áp tăng, chảy máu sau mổ. Đồng thời tránh tập thể dục thể thao mạnh, tránh đánh răng vào vị trí răng nhổ và có thể ăn uống tùy thích nếu không cảm thấy đau răng. Các thực phẩm mềm như cháo, sữa giúp ích rất nhiều cho các trường hợp sau nhổ răng gây đau, lười ăn nhai một thời gian.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm