Sau cơn mưa lớn, mặt đất lộ ra một ngôi mộ khiến các chuyên gia sững sờ: Trước nay chúng ta thờ nhầm Quan Vũ rồi!
Cặp vợ chồng vua chúa dị hợm nhất trong lịch sử Trung Quốc / Mộ phần người khác loài và "quái thú" 1,8 triệu tuổi: lịch sử thay đổi?
Lịch sử Trung Quốc hơn 5.000 năm, trong hàng trăm nghìn danh nhân, võ tướng vang danh thiên hạ, được phong bậc thánh có lẽ chỉ có một mình Quan Vũ (Quan Vân Trường) có thể làm được. Quan Vũ là người không chỉ được trọng dụng ở đất Thục của Lưu Bị, mà ngay cả ở bên kia chiến tuyến, Tào Tháo cũng mến mộ và mong muốn ông trở thành tướng của mình.
Tuy nhiên, tài năng không có nghĩa là tất thắng, với tính cách kiêu kỳ, ngạo mạn, chủ quan khinh địch của mình, Quan Vũ đã đẩy bản thân vào thất bại đau đớn tại Kinh Châu, cuối cùng bỏ mạng bởi tướng của quân Đông Ngô.
Ngôi mộ của Quan Vũ tại Lạc Dương
Theo "Tam quốc chí", năm 220 sau Công Nguyên, Tôn Quyền vì sợ Lưu Bị sẽ báo thù cho Quan Vũ nên đã đem xác Quan Vũ đến chỗ của Tào Tháo.
Tào Tháo sau khi biết chuyện bèn phong Quan Vũ làm Kinh Vương, còn dùng gỗ trầm hương làm quan tài, tổ chức tang ma hậu hĩnh cho Quan Vũ, mai táng ở phía Nam thành Lạc Dương, ngoài ra còn xây một ngôi đền thờ bên cạnh để cúng bái.
Khu di tích lăng Quan Võ Thánh tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay (Ảnh: Internet)
Theo thời gian, hình tượng Quan Vũ dần được dân gian thần thánh hóa, nhiều nơi tại Trung Quốc đều có thờ Quan Vũ Thánh. Năm 589, Tùy Văn Đế còn ra lệnh cho xây một đền Quan Vũ ngay tại quê nhà Sơn Tây của ông.
Đến thời Minh – Thanh, ngôi mộ chôn cất hài cốt của Quan Vũ ở Lạc Dương không những được trùng tu, mà các đời vua còn xây dựng thêm đền miếu, đổi tên thành "Trung Nghĩa Thần Võ Quan Thánh Đại Đế Lâm" (rừng của Võ Thánh Quan Vũ trung nghĩa).
Trong lịch sử Trung Quốc, cũng chỉ có Khổng Tử từng được xây dựng "Khổng Lâm" (rừng Khổng Tử) mà thôi. Tuy nhiên sau đó, một sự kiện không ai ngờ tới đã xảy ra.
Chân tướng ngàn năm được hé lộ
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, sau một trận mưa lớn, chuyên gia đã phát hiện một ngôi mộ đặc biệt, làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết trong giới khảo cổ về ngôi mộ thật sự của Quan Vũ.
Ngôi mộ cổ này có tuổi đời hàng nghìn năm, thuộc thành phố Lạc Dương, nằm cách ngôi mộ của Quan Vũ một khoảng khá xa. Trong khi tiến hành khai quật, chuyên gia đã phát hiện một hộp sọ. Sau khi lấy các di vật trong ngôi mộ và hộp sọ đó đi phân tích, các chuyên gia ngạc nhiên: Chủ nhân ngôi mộ mới tìm thấy chính là Quan Vũ!
Ngôi mộ thật sự của Quan Vũ đã được tìm thấy (Ảnh minh họa)
Vậy thì, ngôi mộ mà bao nhiêu năm qua mọi người vẫn thờ rốt cuộc là của ai? Tại sao mộ của Quan Vũ lại bị di chuyển tới nơi này?
Bằng việc mở rộng nghiên cứu về các tài liệu địa chí của địa phương, các chuyên gia biết được rằng phạm vi thành Lạc Dương thời Tam Quốc với Lạc Dương ngày nay có sự sai khác, do đó mộ của Quan Vũ nằm ở đây cũng không có gì là lạ cả.
Tuy nhiên, vấn đề thực sự là ngôi mộ của Quan Vũ bao năm nay vẫn không hề di chuyển, vậy thì ngôi mộ mọi người vẫn thờ kia có phải là do có người cố ý xây nhầm không?
Khi đi sâu tìm hiểu, các chuyên gia đã tìm ra những chứng cứ thuyết phục cho giả thuyết trên. Hóa ra, vào thời Gia Tĩnh triều Minh, ngôi mộ của Quan Vũ đã được trùng tu trên quy mô lớn. Người phụ trách trông coi việc xây dựng này là một vị thái giám họ Hác, quê gốc của người này lại chính là nơi có ngôi mộ thật của Quan Vũ.
Vì sợ rằng sau khi ngôi mộ của Quan Vũ được trùng tu xong, hoàng đế Gia Tĩnh sẽ cùng với các quan lại đến lập hội tế lễ linh đình, người dân quê ông sẽ phải chịu vất vả, ông đã âm thầm dùng kế "ly miêu tráo thái tử", sửa ngôi mộ của một vị tướng họ Bào cách mộ Quan Vũ khoảng hơn 20 dặm thành ngôi mộ của Quan Vũ, tiến hành cho xây dựng trên nền ngôi mộ đó.
Đằng sau câu chuyện ngôi mộ giả là một vị thái giám thương dân (Ảnh minh họa)
Bởi vậy, từ thời nhà Minh, ngôi mộ mà người dân vẫn ngày ngày đến đốt hương cúng bái chính là ngôi mộ của vị Bào tướng quân kia, chứ không phải Quan Vũ. Nếu không có trận mưa lớn đó, có lẽ sự thật này sẽ mãi mãi không được tiết lộ.
Chúng ta cũng không thể ngờ rằng, đằng sau một phát hiện khảo cổ lại là một câu chuyện ấm lòng của một vị thái giám thương dân đáng kính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ