Sau khi nhận được lễ vật lạ từ Hoàng hậu, tại sao Lưu Bá Ôn phải vội vàng cáo lão về quê?
Covid-19 có giống dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918? / Bí mật Ấn Độ che giấu ngàn năm: Những câu hỏi khó cho nhà khoa học
Nhắc tới Hoàng đế khai quốc của Minh triều là Chu Nguyên Chương, nhiều ý kiến đều cho rằng ông không ít điểm tương đồng với Lưu Bang – vị vua khai mở ra triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Hoa.
Cả hai nhân vật này đều xuất thân áo vải, nhờ nam chinh bắc chiến mà làm nên đại nghiệp thời loạn thế.
Thế nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Chu Nguyên Chương và Lưu Bang còn có một điểm tương đồng nổi bật: Vì để củng cố hoàng quyền mà sẵn sàng ra tay xử tử không ít khai quốc công thần.
Năm xưa sau khi lên ngôi, những đại thần có công lập quốc dưới trướng Chu Nguyên Chương như Lam Ngọc, Hồ Duy Dung, Lý Thiện Trường… chẳng mấy chốc đều bị nhà vua dồn vào cửa tử.
Theo Qulishi, trong số những khai quốc công thần ấy, một trong những người sở hữu tài năng khiến Chu Nguyên Chương kiêng kỵ hơn cả chính là "thần cơ diệu toán" Lưu Bá Ôn.
Tuy nhiên điều đáng nói lại nằm ở chỗ, mặc dù bị cho vào tầm ngắm từ lâu, nhưng Lưu Bá Ôn lại là công thần hiếm hoi không chết dưới tay vị Hoàng đế này.
Có giai thoại truyền lại rằng, sở dĩ ông không vong mạng dưới tay Chu Nguyên Chương là nhờ vào món quà kỳ lạ được Mã Tú Anh - Hoàng hậu đương triều ban thưởng năm xưa.
Tình cảnh tiến thoái lưỡng nan của Lưu Bá Ôn và nước cờ táo bạo từ phía Hoàng hậu đương triều
Tranh chân dung "thần cơ diệu toán" Lưu Bá Ôn (Nguồn: Baidu).
Lưu Bá Ôn (1310 – 1375), tên thật Lưu Cơ, tự Bá Ôn, là nhà văn, nhà thơ và khai quốc công thần của nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa.
Khi vẫn còn đương chức trong triều đình, Lưu Bá Ôn chính là người đã chứng kiến tận mắt vết xe đổ của những bậc công thần đi trước khi bị nhà vua lần lượt thanh trừng.
Trước tình cảnh ấy, bản thân ông cũng lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, ra đi không được, ở lại cũng không xong.
Nếu Lưu Bá Ôn cố tình dứt áo ra đi, hành động này sẽ khiến Chu Nguyên Chương nghĩ rằng ông không thực sự thần phục mình.
Tuy nhiên nếu vẫn cố ở lại, bản thân một người mưu trí như Lưu Cơ cũng khó tránh khỏi kết cục chết dưới lưỡi đao của vị quân chủ đa nghi ấy.
Ở vào thời điểm vị đại thần này đang phân vân không biết nên đi hay nên ở, thì món quà mà ông nhận được từ Mã Tú Anh – Hoàng hậu đương triều của Chu Nguyên Chương đã giúp ông có thể hạ quyết tâm.
Chân dung Mã Hoàng hậu - chính thê của Hoàng đế Chu Nguyên Chương. (Tranh: Nguồn Baidu).
Mã Hoàng hậu vốn là vợ kết tóc của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, tên thật là Mã Tú Anh, cũng là Hoàng hậu khai quốc của Minh triều.
Năm 12 tuổi, bà được gửi tới nhà họ Quách làm con nuôi, tới năm 21 tuổi thì trở thành vợ của Chu Nguyên Chương.
Trước khi trở thành mẫu nghi thiên hạ, bà đã từng cùng chồng mình trải qua 15 năm sống trong cảnh chiến loạn, thậm chí còn nhiều lần cứu sống Chu Nguyên Chương khỏi hiểm nguy, tình cảm giữa hai người cũng vì vậy mà hết sức mặn nồng.
Do đó, Mã Hoàng hậu lúc sinh thời chẳng những được quần thần rất mực kính trọng mà còn được Hoàng đế vô cùng sủng ái.
Bà vốn là người thiện lương, hiền lành, lại hiểu rõ tâm tính Chu Nguyên Chương, vì vậy càng không muốn nhìn thấy những công thần sát cánh năm xưa cùng Hoàng đế phải chết thảm vì một vài mưu mô chính trị.
Do là người ngày đêm kề cận bên cạnh nhà vua, Mã Hoàng hậu hoàn toàn có thể nhìn thấu được toan tính của Chu Nguyên Chương. Bởi vậy việc bà tặng lễ vật cho Lưu Bá Ôn không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có.
Vậy rốt cục phần lễ vật này là gì mà lại khiến cho "thần cơ diệu toán" Lưu Cơ hạ quyết tâm cáo lão về quê ngay sau khi nhận được?
Huyền cơ phía sau phần lễ vật của Mã Hoàng hậu khiến Lưu Bá Ôn vội vã cáo quan về quê
Tranh chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương (bên trái) và hình tượng trên phim ảnh.
Trên thực tế, phần lễ vật mà Mã Hoàng hậu đưa tới cho Lưu Bá Ôn không phải thứ gì cao sang hay khó đoán, mà lại là một quả lê và hai trái táo.
Từ cổ chí kim, người trong hoàng tộc mỗi khi ban thưởng cho quần thần đều lựa chọn những của ngon vật lạ hay ngọc ngà châu báu.
Thế nhưng Mã Hoàng hậu đột nhiên đem tặng cho Lưu Bá Ôn những thứ "bình dân" này không phải tỏ ý khinh thường ông mà thực chất lại ẩn chứa huyền cơ khác trong đó.
Trong tiếng Hán, cách đọc của lê (梨) đồng âm với chữ li (离), tức là rời đi. Tương tự như vậy, phát âm của táo (枣) lại đồng âm với chữ tảo (早), mang nghĩa là sớm.
Cũng bởi vậy mà có lý giải cho rằng, việc Mã Hoàng hậu tặng cho Lưu Bá Ôn lê và táo nhằm mục đích nhắc nhở ông mau chóng rời khỏi triều đình, rời khỏi kinh thành.
Tất nhiên đây chỉ là một giả thuyết, tuy nhiên sự thực là Lưu Bá Ôn sau khi vừa nhận được phần lễ vật kỳ lạ này thì đã hiểu được dụng ý của Mã Hoàng hậu, sau đó chủ động tìm cách cáo lão về quê.
Rất có thể vị Hoàng hậu này khi ấy đã nghe ngóng được gì từ phía Hoàng đế, lại không muốn để cho Lưu Cơ chết oan nên mới cố tình đưa tới những thứ này nhằm mật báo cho ông tránh họa sát thân.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Thế nhưng người đời có câu: "Tam phân thiên hạ Gia Cát Lượng, nhất thống giang sơn Lưu Bá Ôn". Một người được mệnh danh là "thần cơ diệu toán" như vị đại thần họ Lưu ấy có lẽ từ sớm đã nhìn ra được sát ý từ phía nhà vua.
Còn về phần Mã Hoàng hậu, bà biết rõ Lưu Bá Ôn có công lao, trong lòng lại không có dã tâm phản loạn, từ đó không đành lòng nhìn ông bị sát hại nên mới đành dùng cách này.
Và thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, Lưu Bá Ôn nhờ vào quyết định rời khỏi triều đình nên mới không chết dưới tay của vị Hoàng đế đa nghi Chu Nguyên Chương.
Chỉ tiếc rằng vị thần cơ diệu toán này sau cùng vẫn bỏ mạng vì những âm mưu chính trị hiểm độc thời ấy.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi về quê, ông qua đời ở tuổi 64 vì trọng bệnh. Có giai thoại còn truyền lại rằng, Lưu Bá Ôn mất vì bị một trong những đại thần thời ấy là Hồ Duy Dung hạ độc dược để trừ khử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?