Sau khi ra tù được Quách Mạt Nhược mời làm trợ thủ, Phổ Nghi lạnh lùng đáp đúng 5 chữ khiến đối phương lúng túng đỏ mặt
Khám phá hang thạch nhũ hình chuông “siêu độc” ở Mexico / Phát hiện khả năng tái tạo não từ tế bào trong não chuột
Tổ vỡ trứng cũng chẳng lành, nước mất nhà tan trăm họ đói khổ lầm than. Còn những vị Hoàng đế mất nước đa phần đều có kết cục bi thảm. Nếu gặp được vị vua kế nhiệm là người nhân từ thì còn có thể giữ được tính mạng còn nếu gặp phải kẻ tâm ngoan thủ lạt, độc ác tàn nhẫn thì Hoàng thất triều đại trước sẽ bị diệt cỏ tận gốc để loại trừ hậu họa.
Phổ Nghi có thể được coi như vị Hoàng đế còn sống sót hiếm hoi trong các vị Hoàng đế mất nước.
Cả cuộc đời ông trải qua biết bao sóng gió, bước lên ngôi cửu ngũ chí tôn bao nhiêu lần thì cũng bấy nhiêu lần phải từ bỏ. Cuộc đời của Phổ Nghi gập ghềnh trắc trở, ông cũng từng si tâm vọng tưởng có thể lần nữa trở thành Hoàng đế. Nhưng đến cuối cùng, ông phải chọn cách buông bỏ, không khăng khăng đuổi theo ngôi vị viển vông hư vô ấy nữa.
Những năm tháng nửa đời sau, Phổ Nghi chọn sống cuộc sống thực tế, dùng sức lực của bản thân để nuôi sống chính mình, tự mình trải qua quãng đời còn lại một cách bình dị.
Cuộc đời chìm nổi của Phổ Nghi
Hoàng đế Quang Tự là một vị đế vương có tài năng mưu lược, nhưng tiếc là ông lại mất khi còn quá trẻ, cũng chưa có người nối dõi. Từ Hi Thái hậu vì muốn Quang Tự Đế có người thừa tự nên đã đưa Phổ Nghi khi ấy mới có 2 tuổi vào cung để nuôi dưỡng thành Hoàng đế. Một đứa trẻ 2 tuổi vẫn còn đang gào khóc đòi ăn đã phải trở thành một Hoàng đế với quyền lực to lớn trong tay.
Nhưng, chỉ 4 năm sau đó, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, một Phổ Nghi còn chưa hiểu chuyện đời đã bị kéo xuống khỏi vị trí đang ngồi.
Mặc dù Phổ Nghi không còn là Hoàng đế nữa nhưng Chính phủ Dân quốc vẫn đối xử thịnh tình với Hoàng thất tiền triều. Phổ Nghi tuy có thân phận là tàn dư của Hoàng thất nhà Thanh nhưng vẫn được cho phép sống trong Tử Cấm Thành, tiếp tục hưởng thụ cuộc sống cẩm y ngọc thực đầy sung sướng.
Trong lòng các vị lão thần triều Thanh, Phổ Nghi vẫn là vị Hoàng đế cao cao tại thượng, họ vẫn luôn phục tùng mệnh lệnh của Phổ Nghi, chính điều đó đã khiến tâm lý của Phổ Nghi mất cân bằng.
Phổ Nghi sống trong Tử Cấm Thành tha hồ sung sướng, không sợ điều gì, cũng chẳng biết tình thế ngoài kia sớm đã long trời lở đất ra sao, trong lòng vẫn mặc định bản thân là một Hoàng đế. Về sau, Trương Huân khôi phục ngôi vị Hoàng đế, tôn Phổ Nghi lên làm Hoàng đế một lần nữa.
Nhưng chỉ 12 ngày sau, Phổ Nghi lại bị kéo xuống khỏi ngai vàng, việc này khiến Phổ Nghi nhận ra bản thân không phải là một Hoàng đế danh xứng với thực. Ông âm thầm hạ quyết tâm phải trở thành một vị Hoàng đế nắm đại quyền trong tay, cũng chính từ đó, Phổ Nghi luôn nung nấu ý định khôi phục lại ngai vàng cho bản thân.
Năm 1931, quân đội Nhật phát động sự biến ngày 18/9, chúng muốn nhân việc này để thực hiện "hiệp thiên tử dĩ lệnh chư hầu", cho nên đã đưa Phổ Nghi trở thành một vị Hoàng đế trên danh nghĩa mà chúng chẳng cần quan tâm.
Phổ Nghi vì muốn khôi phục ngôi vị mà chấp nhận lựa chọn trở thành Hoàng đế Mãn Châu Quốc, còn quân đội Nhật Bản vì muốn có cớ để xuất binh nên khống chế Phổ Nghi thành một hoàng đế bù nhìn. Bằng cách này, cả Phổ Nghi và quân đội Nhật Bản đều đạt được mong muốn của bản thân.
Năm 1945, quân Nhật bại trận, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, "đất nước" Mãn Châu Quốc được quân đội Nhật dựng nên cũng sụp đổ từ đó, vị Hoàng đế bù nhìn Phổ Nghi lại lần nữa bị kéo xuống khỏi ngai vàng.
Phổ Nghi bị giam 5 năm trong trại quản lý tội phạm chiến tranh tại Liên Xô. Sau đó, khi đất nước Trung Quốc mới được thành lập, Phổ Nghi được dẫn độ về nước, tiếp tục nhận thêm 9 năm tù lao động.
Trong thời gian cải tạo, tư tưởng nhẫn nhục chịu khó của Phổ Nghi được cải thiện rất nhiều, ông cũng không còn khoác lên mình cái mác Hoàng đế nữa.
Lao động kiếm sống
Sau khi mãn hạn tù, vị Hoàng đế được sống trong nhung lụa khi xưa, vì để nuôi sống bản thân chỉ có thể chọn cách xuất đầu lộ diện tham gia lao động.
Lúc mới đầu, Phổ Nghi hoang mang giống như ruồi mất đầu. Thấy Phổ Nghi hết đường xoay xở trong công việc, Quách Mạt Nhược (nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà sử học, nhà chính trị Trung Quốc) cho rằng Phổ Nghi dù gì cũng là Hoàng đế nhà Thanh cho nên chắc chắn thông thạo tiếng Mãn Châu, nên muốn mời Phổ Nghi làm trợ thủ, giúp mình nghiên cứu tiếng Mãn Châu.
Thế nhưng khi nhận được lời đề nghị, Phổ Nghi chỉ lạnh lùng đáp lại đúng 5 chữ: "Tôi không biết tiếng Mãn".
Lời từ chối của Phổ Nghi khiến Quách Mạt Nhược lúng túng đến đỏ mặt. Thực tế, Phổ Nghi cũng chẳng phải vô duyên vô cớ mà từ chối Quách Mạt Nhược.
Khi còn bé, Phổ Nghi ăn chơi sung sướng không có tinh thần cầu tiến, cũng chẳng thông thạo tiếng Mãn Châu, cho nên không thể chấp thuận lời mời của Quách Mạt Nhược. Nhưng sau đó, ông đã không chấp nhận cam chịu, dựa vào sức lao động của bản thân để nuôi sống chính mình, sau đó cưới vợ, hai người cùng nhau trải qua cuộc sống yên bình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?