Xem thường cả Hoàng Trung, Mã Siêu, vì sao Quan Vũ chưa từng coi thường hàng tướng Ngụy Diên?
Lương Sơn Ngũ hổ tướng và Tam Quốc Ngũ hổ tướng, bên nào lợi hại hơn? / Thân là ngũ hổ tướng lại từng đánh cho Tào Tháo tan tác, vì lẽ gì Mã Siêu không được Gia Cát Lượng dẫn theo khi xuất chinh?
Vào cuối thời Đông Hán, quần hùng khắp nơi nổi lên tranh bá, vô số hào kiệt cũng đã khắc ghi tên mình vào dòng chảy của lịch sử trong giai đoạn này. "Võ Thánh" Quan Vũ cũng là bậc anh hùng nằm trong số đó.
Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" nói riêng, hình tượng nhân vật Quan Vũ được xây dựng tương đối chân thực và sống động với những phẩm chất nổi bật như võ nghệ siêu quần, trung thành tuyệt đối.
Tuy nhiên theo nhận định của nhiều ý kiến, Quan Vân Trường trong diễn nghĩa nói riêng bị cho là sở hữu một nhược điểm chí mạng. Đó chính là tính cách cao ngạo, tự phụ và coi thường người khác.
Theo quan điểm của trang QQ News, dưới ngòi bút của La Quán Trung, tính cách cao ngạo của Quan Vũ được thể hiện phần nào thông qua việc ông không thực sự coi trọng hai viên hổ tướng ngang hàng với mình là Mã Siêu và Hoàng Trung.
Tuy nhiên điều đáng nói lại nằm ở chỗ, trong số ít các chúng tướng nhà Thục Hán được nhân vật này coi trọng lại có Ngụy Diên – một hàng tướng được cho là có xuất phát điểm tương tự như Mã Siêu, Hoàng Trung.
Vậy đâu là lý do khiến Quan Vũ coi nhẹ Mã Siêu, Hoàng Trung nhưng lại không thể không coi trọng Ngụy Diên?
Đều là hàng tướng, vì sao Hoàng Trung, Mã Siêu không được Quan Vũ xem trọng?
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Mối quan hệ giữa Quan Vũ và Hoàng Trung từng ít nhiều được Tam Quốc diễn nghĩa đề cập tới. Đánh giá về lão tướng từng quy hàng Thục Hán này, Quan Vũ đã từng nói một câu:
"Đại trượng phu lại thèm đứng ngang hàng với một tên lính già hay sao?".
Từ lời thoại này, có thể thấy yếu tố chủ yếu khiến Quan Vân Trường coi nhẹ Hoàng Trung chính là phương diện tuổi tác.
Rất có thể nhân vật này cho rằng một lão tướng đã bước qua tuổi lục tuần như Hoàng Trung có nhiều yếu tố khó có thể đạt tới trình độ tướng tài.
Bên cạnh đó, chi tiết Quan Vũ từng chủ động tha chết cho Hoàng Trung một lần trong màn tỷ thí ở Trường Sa cũng có thể là nguyên nhân khiến ông không coi trọng viên tướng họ Hoàng.
Bởi điều này sẽ khiến Quan Vân Trường nghĩ rằng năng thực thực sự của Hoàng Trung vốn không bằng mình.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Trong khi đó đối với Mã Siêu, một nhân vật từng xuất thân chư hầu và sở hữu năng lực đáng gờm tới nỗi khiến Tào Tháo phải cắt râu, vứt áo, có ý kiến cho rằng yếu tố khiến Quan Vũ không xem trọng viên tướng ấy lại thuộc về cách đối nhân xử thế.
Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", Mã Siêu được xây dựng là một nhân vật có bối cảnh xuất thân không tầm thường, có tài năng xuất chúng hơn người, tuy nhiên lại sở hữu tính cách hết sức tàn bạo.
Cụ thể, hồi thứ 64 của diễn nghĩa từng miêu tả sự việc Mã Siêu chém đầu mẹ Khương Tự - một bà lão đã 64 tuổi – vì người này đã mắng mình.
Bởi vậy có ý kiến cho rằng, một bậc đại trượng phu như Quan Vũ vốn khó có thể vừa mắt cách đối nhân xử thế thiếu đi sự nhân nghĩa của viên tướng họ Mã.
Bên cạnh đó theo quan điểm của QQ News, Mã Siêu xuất thân là chư hầu, Quan Vũ cho rằng ông được Lưu Bị ban cho quan cao lộc dày chỉ nhằm mục đích trấn an, vỗ về.
Đối với một người cả đời kiêu ngạo như Quan Vân Trường, người chưa có công cao đã được hưởng lộc hậu như Mã Siêu đương nhiên khó có thể vừa mắt.
Cũng có quan điểm cho rằng, cả Hoàng Trung và Mã Siêu đều là hàng tướng, đầu quân cho Lưu Bị sau khi đã nương nhờ các thế lực khác. Chính điều này mới là nguyên nhân khiến Quan Vũ không xem trọng họ.
Tuy nhiên trên thực tế, có một viên hàng tướng cũng từng đứng trên chiến tuyến của kẻ địch rồi mới gia nhập tập đoàn Thục Hán, thế nhưng lại khiến Quan Vũ không thể coi thường.
Nhân vật được xếp vào hàng ngoại lệ hiếm hoi này không ai khác ngoài Ngụy Diên.
Hé lộ ba nguyên nhân ít biết khiến Quan Vũ không thể coi thường Ngụy Diên
Theo quan điểm của QQ News, việc Quan Vũ coi trọng Ngụy Diên xuất phát từ 3 nguyên nhân chủ chốt dưới đây.
Nguyên nhân thứ nhất, thái độ của Lưu Bị.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Năm xưa, Lưu Bị tại Hán Trung từng đánh bại Tào Tháo để giành được vùng đất này.
Bấy giờ, Hán Trung là nơi sở hữu địa thế vô cùng trọng yếu, vừa là bình phong che chở cho căn cứ đại Ích Châu, vừa là bàn đạp để có thể đánh úp tất cả những đội quân từ phương Bắc có mưu đồ xuôi nam.
Đối với một nơi hiểm yếu như vậy, Lưu Bị buộc phải chọn ra một người vừa thân tín lại vừa có năng lực xuất chúng để giúp mình trấn thủ.
Dựa trên 2 yếu tố nói trên, người có khả năng được chọn hơn cả vốn dĩ có thể là Trương Phi.
Tuy nhiên trên thực tế, Lưu Bị lại quyết định giao nhiệm vụ quan trọng ấy cho hàng tướng Ngụy Diên.
Quyết định của vị quân chủ Thục Hán khi ấy vốn là điều ít ai ngờ tới. Thế nhưng so với một nhân vật hữu dũng vô mưu, tính cách nóng nảy như Trương Phi, Ngụy Diên với tài năng thiện chiến, thông thạo binh pháp, văn thao võ lược quả là lựa chọn ưu tú hơn hẳn.
Chính quyết định bổ nhiệm nói trên của Lưu Bị đã khiến Quan Vũ có cái nhìn khác về năng lực vốn dĩ đã không tầm thường của Ngụy Diên.
Nguyên nhân thứ hai: Tránh đàm tiếu.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Xét trên một phương diện khác, QQNews cho rằng việc Ngụy Diên xuất thân là một hàng tướng cũng là một trong những nguyên nhân khiến Quan Vũ không ra mặt coi nhẹ nhân vật ấy.
Bởi lẽ năm xưa phải tới lúc Lưu Bị xuất chinh thu phục Trường Sa, Ngụy Diên mới gia nhập vào tập đoàn chính trị này.
Dù vậy nhưng ngay ở thời điểm mới tới, viên tướng họ Ngụy đã giúp Thục Hán thu phục được Hoàng Trung, góp công vào chiến thắng ở Trường Sa.
Đối với một nhân vật như vậy, người được xem như "khai quốc công thần" là Quan Vũ nếu gây khó dễ ắt sẽ dẫn tới lời ong tiếng ve.
Để tránh cho những chuyện đàm tiếu phát sinh, Quan Vũ ắt sẽ không có những hành động hay thái độ quá đáng với Ngụy Diên.
Nguyên nhân thứ ba: Năng lực của Ngụy Diên.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Nhận nhiệm vụ trấn thủ Hán Trung trong mấy năm, Ngụy Diên đã từng nhiều lần hóa giải các cuộc tấn công của Tào Ngụy từ phương Bắc.
Theo quan điểm của QQNews, chiến thuật và đặc biệt là khả năng phục kích đánh úp của viên tướng này cũng là điều khiến Quan Vũ kính nể.
Hơn nữa, Quan Vũ cũng từng trấn thủ Kinh Châu, tất sẽ khó tránh khỏi việc phải ứng phó với các tính huống biên giới bị xâm phạm tương tự.
Vì vậy, xuất phát từ góc nhìn của những người ở cùng một vị trí, Quan Vũ càng thêm cảm phục và hiểu rõ năng lực xuất chúng mà Ngụy Diên sở hữu.
Do đó nếu tổng hợp cả 3 nguyên nhân trên, có thể nhận định rằng Quan Vũ không chỉ xem trọng Ngụy Diên do thái độ của Lưu Bị, mà chính tài hoa hiếm có của viên tướng này đã nhận được sự tán thưởng từ đáy lòng từ nhân vật nổi tiếng kiêu ngạo như Quan Vân Trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'