Khám phá

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình

Những phát minh luôn làm cho tên tuổi của những người nghĩ ra chúng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, không phải phát minh nào cũng vậy, có những phát minh còn lấy đi mạng sống của chính người đã nghĩ ra nó.

Những hiện tượng kỳ lạ trên thế giới thách thức các nhà khoa học / Ngắm những sinh vật biển kì lạ các nhà khoa học vừa tìm thấy ở Australia

Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, nhiều nhà khoa học đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và đạt được những thành tựu vĩ đại nhằm giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng đạt được sự thành công. Có những nghiên cứu bị dở dang, không thể áp dụng vào cuộc sống. Có một số phát minh không được công nhận và chìm vào lãng quên. Bên cạnh đó, cũng có những nhà phát minh đã phải hy sinh bởi chính phát minh do mình tạo ra. Qua đó, chúng ta phần nào nhận ra để tạo nên một phát minh vĩ đại không phải là một chuyện dễ dàng.

Hôm nay chúng ta hãy điểm lại 15 nhà khoa học "xui xẻo" đã bị giết chết bởi chính "con đẻ" của mình nhé.

1. Nhà phát minh người Pháp có tên Sieur Freminet đã nảy ra ý tưởng tạo ra thiết bị thở để lặn biển. Thật không may, nguyên mẫu thiết bị đầu tiên của ông có chất lượng rất kém và ông đã chết sau khi sử dụng nó trong 20 phút.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 1.

2. Otto Lilienthal - một kỹ sư người Đức đã thử nghiệm chiếc tàu lượn treo của mình tại đồi Rhinow ở Đức. Chuyến bay đầu tiên thành công, người kỹ sư di chuyển được quãng đường 250 mét. Nhưng không may, trong lần thử nghiệm thứ tư, chiếc tàu lượn bị chững lại và ông ấy đã chết sau khi rơi từ độ cao 15 mét.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 2.

3. Horace Lawson Hunley là một trong những kỹ sư hàng hải giỏi nhất thập niên 1860. Ông đã tử vong khi tàu ngầm chạy bằng tay của mình bị chìm và nhân viên cứu hộ đến quá muộn.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 3.

4. Doanh nhân hàng không người Anh Michael Dacre đã thử nghiệm một chiếc máy bay cho công ty Avcen Ltd do ông chế tạo. Máy bay của ông gặp trục trặc và rơi xuống ở khu vực phía bắc thủ đô Kuala Lumpur, thật không may tai nạn đó đã ông thiệt mạng ngay lập tức.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 4.

5. Kỹ sư người Romania có tên Aurel Vlaicu đã chế tạo chiếc máy bay trong năm 1913. Sau đó, ông ấy mong muốn trở thành người đầu tiên bay qua dãy núi Carpathian. Tuy nhiên cuộc hành trình đã không suôn sẻ và ông đã chết khi băng qua những ngọn núi đó.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 5.

6. Franz Reichelt là nhà phát minh thiên tài và cũng là một trong những người tiên phong của trò nhảy dù. Trong một lần thử nghiệm chiếc dù của mình, ông đã nhảy khỏi tháp Eiffel. Nhưng không may, chiếc dù của ông không bung ra được, nên ông rơi thẳng xuống đất tử vong.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 6.

7. Max Valier đã đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp tên lửa những năm 1930. Ông đã gặp nạn và tử vong khi thử một chiếc xe chạy bằng nhiên liệu tên lửa ở Berlin vì máy xe nổ tung.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 7.

8. Nhà phát minh người Nga Valerian Abakovsky là người đã nghiên cứu chế tạo động cơ xe lửa tốc độ cao Aerowagon. Trong một cuộc thử nghiệm, chiếc tàu đã trật đường ray khiến chính ông cùng 5 người khác tử nạn. Khi xảy ra vụ tai nạn, Abakovsky chỉ mới có 26 tuổi.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 8.

9. William Nelson Nhân viên General Electric, ông đã chế tạo một chiếc xe đạp có động cơ. Vào năm 1903, trong lần thử nghiệm đầu tiên của mình William Nelson đã chết khi ngã xuống từ một ngọn đồi.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 9.

10. Alexander Bogdanov là một Bác sĩ, nhà triết học, nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà cách mạng Nga sắc tộc Belarus. Ông đã thử nghiệm truyền máu để có thể trẻ mãi hoặc ít nhất là trẻ hóa một phần. Tuy nhiên thật không may ông qua đời sau khi lấy máu từ một học sinh mắc bệnh sốt rét và bệnh lao, và có thể là có loại máu không phù hợp với ông.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 10.

11. Thomas Andrews một doanh nhân và nhà đóng tàu người Ireland, là kiến trúc sư hải quân phụ trách lên kế hoạch cho con tàu Titanic lừng danh. Theo nhiều tài liệu, ông đề nghị tàu Titanic cần có ít nhất 46 thuyền cứu hộ. Tuy nhiên, những kiến trúc sư khác bác bỏ kiến nghị của ông và cho rằng tàu chỉ cần 20 thuyền.

Và vào năm 1912, chuyến tàu lịch sử đâm vào một tảng băng trôi và chìm xuống đáy biển. Và với số thuyềncứu hộ ít ỏi ông đã nhường cho người khác để bản thân mình chìm dần trong làn nước lạnh.

mb

12. Henry Smolinski từ bỏ công việc giảng dạy để bắt đầu nghiên cứu, sáng chế máy bay cho một công ty. Năm 1973, ông chế tạo chiếc máy bay đầu tiên bằng gắn máy bay Cessna Skymaster với ô tô Ford. Cùng năm ông và Hal Blake - một nhà sáng chế khác, tạo ra phi cơ AVE Mizar với đôi cánh có thể tháo rời. Tuy nhiên, hai người đã thiệt mạng trong khi bay thử nghiệm phi cơ đó.

gu

13. James F. Fixx là tác giả cuốn sách "Toàn bộ điều cần biết về chạy". Nhiều chuyên gia đánh giá cuốn sách này khởi nguồn cho phong trào chạy bộ vào những năm 70. Trong cuốn sách, ông tỏ ra lo lắng về sức khỏe của bản thân vì cha ông đã qua đời trong một cơn đau tim ở tuổi 43. Tuy nhiên, chính bản thân ông đã qua đời vì một cơn đau tim trong khi đang chạy bộ.

Sinh tử nghề nghiệp: Những nhà khoa học đã bị giết bởi chính phát minh của mình - Ảnh 13.

14. William Bullock, một nhà khoa học người Mỹ, đã phát minh ra máy in quay vào năm 1863. Các chuyên gia đánh giá phát minh của ông đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp in ấn với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn. Trong một lần Bullock chỉnh sửa ròng rọc vào đúng vị trí, máy in đè lên bàn chân của ông. Nhà phát minh đã chết khi các bác sĩ đang cố gắng cắt bàn chân hoại tử.

jng

15. Jean-Françoise de Rozier Pilâtre là nhà tiên phong trong lĩnh vực hàng không, vật lý, hóa học ở Pháp. Năm 1783, ông cùng Marquis d'Arlandes thử nghiệm chuyến bay 25 phút trên khinh khí cầu với hành trình vượt qua eo biển Anh. Chuyến bay gặp nạn và hai người đều thiệt mạng khi ông nỗ lực điều khiển nó bay ngược chiều gió ở eo biển.

hm


Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm