Khám phá

Sinh vật khổng lồ dài hơn 3,4 m trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản, là loài có thể dài tới 13 m

Đây là loài vật gì mà lớn như vậy?

5 bức ảnh động vật hoang dã đẹp nhất năm 2021 / Động vật 6 sừng kỳ lạ nhất thế giới

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vào sáng ngày 20/4, một con mực khổng lồ dài khoảng 3,4 m, nặng 80 kg đã trôi dạt vào bờ biển Ugu ở thành phố Obama thuộc tỉnh Fukui, Nhật Bản trong tình trạng vẫn còn sống. Theo tờ báo địa phương có tên Mainichi thì đây "là điều bất thường".

Thực tế, mực khổng lồ chỉ sống ở đáy biển sâu khoảng 650 đến 900 m - thậm chí sâu nhất ở đại dương nên việc chúng xuất hiện trên bờ biển là điều rất hiếm thấy. Không những thế con mực này vẫn còn sống nên lý do mà nó lên bờ vẫn là một bí ẩn.

Đây là trường hợp thứ 2 xảy ra khi mực khổng lồ trôi vào bờ biển tỉnh Fukui. Con mực này sẽ được đưa tới thủy cung Echizen Matsushima ở thành phố Sakai.

Xem video:

 

Mực khổng lồ dài 3 m trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản.

Con mực xuất hiện trong video trên chính là mực khổng lồ (tên khoa học: Architeuthis dux) - là một trong những động vật không xương sống lớn nhất trên trái đất với chiều dài có thể lên đến 13 m. Chúng thường sống ở vùng đại dương sâu ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương.

Mực khổng lồ có 8 xúc tu ngắn và 2 xúc tu dài với kích cỡ tối đa là 13 m ở con cái và ngắn hơn, khoảng 10 m ở con đực. Do kích thước lớn nên xúc tua của chúng rất khỏe, lực hút rất mạnh. Thiên địch duy nhất của chúng là các loài cá voi nhà táng.

 

Hình ảnh ghi nhận đầu tiên về một mẫu vật sống của loài mực này cũng được chụp tại Nhật bản năm 2004 (theo "First-ever observations of a live giant squid in the wild", Biological Sciences).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm