Khám phá

Sinh vật khổng lồ nặng 150 kg, dài 4 m vừa được giải cứu trên sông Mê Kông: Loài nguy cấp!

Đây là sinh vật gì?

Kỳ lạ loài động vật trông như những con rồng thu nhỏ / Túi, ví làm từ nấm mang tiềm năng ‘đánh bật’ da động vật

Mới đây, vào thứ 2, ngày 9/5/2022, một sinh vật to lớn đã được giải cứu thành công tại một con sông thuộc Mê Kông chảy qua Campuchia. Đây là một sinh vật được xếp vào loài nguy cấp và đang được bảo vệ trên sông Mê Kông (xem ảnh dưới).
Sinh vật khổng lồ nặng 150 kg, dài 4 m vừa được giải cứu trên sông Mê Kông: Loài nguy cấp! - Ảnh 1.

Sinh vật khổng lồ nặng 150 kg, dài 4 m vừa được giải cứu trên sông Mê Kông: Loài nguy cấp! - Ảnh 2.

Sinh vật khổng lồ nặng 150 kg, dài 4 m vừa được giải cứu trên sông Mê Kông: Loài nguy cấp! - Ảnh 3.

Hình ảnh con cá đuối vừa được giải cứu thành công. Ảnh: YoungEcoAmbassador

Dự án này mang tên Wonders of the Mekong nhằm giúp bảo tồn các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng trên sông Mê Kông. Dự án được liên kết với Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Nội địa (thuộc Đại học Nevada, Mỹ).

Những nhà bảo tồn thuộc dự án đã nhận được thông tin từ các ngư dân tại thôn Koh Preah, xã Koh Preah, huyện Siem Bok, tỉnh Stung Treng, Campuchia khi họ phát hiện ra một con cá đuối cái to lớn nặng 150 kg và tổng chiều dài lên đến 393 cm.

Con cá đuối này đã vô tình mắc phải móc câu của ngư dân. Ngay sau đó, người này đã liên hệ với đội cứu hộ để giải cứu con cá đang ở tình trạng nguy cấp này. Kết quả là con cá đã được giải cứu thành công và được thả về tự nhiên sau khi kiểm tra sức khỏe.

Sinh vật khổng lồ nặng 150 kg, dài 4 m vừa được giải cứu trên sông Mê Kông: Loài nguy cấp! - Ảnh 4.

Cá đuối nước ngọt khổng lồ. Ảnh: Klaus Rudloff

Loài cá đuối được nhắc đến ở trên chính là cá đuối nước ngọt khổng lồ (tên khoa học: Urogymnus polylepis) hay còn gọi là cá đuối sông Mê Kông, cá đuối gai độc khổng lồ vì đuôi của chúng có chất độc cực kỳ nguy hiểm.

 

Phần đuôi của chúng có chứa chất dịch độc cũng như rất cứng, có thể đâm xuyên qua da con người hay thậm chí cả xương. Những con cá trên 2 năm tuổi đã có thể gây nguy hiểm với chất độc này, đặc biệt những con cái khi mang thai thường hung dữ hơn bình thường.

Chúng phân bố chủ yếu tại vùng bán đảo Đông Dương và đảo Borneo của Indonesia. Đây cũng là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới nhưng số lượng của chúng vẫn chưa được thống kê đầy đủ.

Sinh vật khổng lồ nặng 150 kg, dài 4 m vừa được giải cứu trên sông Mê Kông: Loài nguy cấp! - Ảnh 5.

Đuôi của cá đuối rất nguy hiểm. Ảnh: Shark-Reference

Cá thể lớn nhất từng bị bắt có cân nặng lên đến gần 363 kg trên sông Mê Kông ở Thái Lan. Con cá đuối này có chiều ngang 2,4 m và chiều dài 4,3 m. Được biết, đây là cũng là một con cá đuối cái và đang mang thai nên có kích thước lớn hơn bình thường.

Ở Việt Nam cũng từng có những trường hợp ngư dân bắt được loài cá đuối này. Trong đó, cá thể lớn lớn nặng hơn 100 kg như con cá đuối trên sông Tiền nặng 135 kg hay lớn nhất là con cá đuối nặng 163 kg do ngư dân Tân Hòa B, xã Tân An, thị xã Tân Châu, An Giang bắt được.

 

Tuy nhiên, hiện nay loại cá đuối này càng ngày càng hiếm gặp vì số lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Chỉ tính riêng tại Thái Lan và Campuchia thì số lượng của chúng đã giảm 30 đến 50% trong vòng 20 đến 30 năm gần đây, một số nơi còn lên đến 95%.

Lý do chính là do bị ngư dân săn lùng để lấy thịt (giá của chúng có thể lên đến ít nhất 2 triệu đồng mỗi kg) và một phần là do xây dựng thủy điện trên vùng sông Mê Kông.

Hiện nay, loài cá này đã được nhiều tổ chức quốc gia hay quốc tế bảo vệ. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt là IUCN xếp chúng vào loại nguy cấp (Endangered).

Từ năm 1990, chính phủ Thái Lan đã đề ra dự án Chai Nat để khôi phục số lượng loài cá này nhưng chỉ 6 năm sau thì dự án đã phải dừng lại vì cá đuối nước ngọt rất khó nuôi và gây giống trong điều kiện nhân tạo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm