Số phận ít biết về các phi tần, cung nữ bị thải hồi
Cung nữ làm việc trong Tử Cấm Thành tiết lộ việc vớt xác Trân Phi - phi tần bị Từ Hi Thái hậu ném xuống giếng xử tử / Trang phục của các phi tần thời Mãn Thanh thường có dải lụa trắng trên cổ: Ý nghĩa của nó là gì?
Lịch sử chính thức ghi nhận hai lần triều đình cho xuất cung số lớn cung nữ, đó là vào năm Mậu Ngọ (1498) Lê Hiến Tông “thả cung nữ vài trăm người” (Đại Việt sử ký toàn thư). Mãi đến năm Ất Dậu (1825) vì có hạn hán, ngoài lễ cầu mưa, Minh Mạng nghĩ “trong thâm cung, cung nữ nhiều nên khí âm uất tắc mà nên vậy ư? Nay bớt đi, cho ra khỏi cung 100 người, mong giải trừ thiên tai” (Minh Mạng chính yếu).
>> Xem thêm: Vị hoàng đế hoang dâm vô độ, hậu cung gần 13.000 mỹ nữ vẫn chưa thỏa lòng
Được về với đời thường nhưng họ phải sống không như người thường bởi luật lệ hà khắc, điều 57 trong Hồng Đức thiện chính thư là một quy định như vậy: “Các bầy tôi thờ vua bất trung… dám lấy cung phi cung nữ bị thải ra thì bị thích 3 chữ vào mặt, xử tội đồ làm lính ở tượng phường chịu sai dịch. Phạm đến hậu phi thì bị xử tử”.
Cung phi bị thải hồi (Tranh minh họa)
Sử sách không nói nhiều đến số phận phi tần, cung nữ bị thải hồi, tuy nhiên ghi chép ngắn trong một số tác phẩm thời trung đại, hoặc chuyện kể trong dân gian phần nào cho hay về cuộc đời éo le, bất hạnh của những con người đó.
>> Xem thêm: Thú ăn chơi sa đọa bậc nhất lịch sử Trung Quốc của vua Càn Long
Lê Tắc trong An Nam chí lược đã kể chuyện về một mỹ nữ gọi là Vạn Xuân, sống đầu thời Trần. Mặc dù chưa kết duyên nhưng đã có người thương nhớ, tuy nhiên vua Trần nghe về sắc đẹp của nàng đã đưa vào cung phong làm Thứ phi. Sống 10 năm trong cung dù được sủng ái Vạn Xuân vẫn đau buồn đến nỗi sinh bệnh, cuối cùng vua đành cho nàng xuất cung. Trải bao gian khổ, nàng mới nối được duyên xưa nhưng phải giấu tông tích lánh đi xa để sau đó hai người mới được ở bên nhau.
Cuốn Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có “Chuyện nghiệp oan của Đào thị” kể về danh kỹ họ Đào (Đào thị) người Từ Sơn, lộ Bắc Giang (nay là Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) là người có nhan sắc, hát hay, đàn giỏi. Năm Ất Dậu (1345) đời Trần Dụ Tông, Đào thị được tuyển làm cung nhân, vì có tài thơ văn nên được vua yêu ban tên hiệu là “Ả Hàn Than” (có sách ghi là Đào Thị Hàn Na). Sau khi Trần Dụ Tông mất, Đào thị bị thải ra khỏi cung.
>> Xem thêm: Công chúa, hoàng tử thời xưa ai cũng có vú nuôi, không phải để phi tần nhàn rỗi: Sự thật tàn nhẫn hơn nhiều
Có tài có sắc, nhưng đại thần, văn nhân đến với nàng chỉ bàn chuyện xướng họa văn thơ chứ không dám có ý khác, thế nhưng Đào thị lại trở thành đối tượng bị đánh ghen của những bà vợ có máu “Hoạn Thư”, trong đó có vợ Hành khiển Ngụy Nhược Chân. Sợ hãi, nàng trốn vào chùa làm sư, rồi phiêu bạt đến Chí Linh (nay thuộc Hải Dương), một thời gian sau thì chết khổ sở, thi hài được chôn tại chùa Lệ Kỳ.
Chạy trốn tìm hạnh phúc (Tranh minh họa)
Sống trong cung với danh hiệu Tây Dương phi chưa được bao lâu thì Lê Hiển Tông băng hà, Kiều Liên được giải thoát. Xa quê có mấy tháng, nhưng nay ở địa vị khác nên chẳng có ai to gan lấy lại vợ vua để bị tru di, Kiều Liên buồn chán hướng về cảnh chùa, chăm chỉ tụng kinh, niệm Phật…Tại Chi Lăng (Lạng Sơn) đến nay còn lưu truyền chuyện về cô gái Kiều Liên xinh đẹp, con chúa đất họ Vi. Bấy giờ ở vùng trên, con trai chúa đất họ Hà sau khi đem lễ vật hỏi cưới, bị Kiều Liên khước từ, lấy làm tức giận bèn thuê người vẽ tranh cô gái Tày xinh đẹp rồi gửi về kinh đô. Triều đình thấy Kiều Liên có nhan sắc bèn cho lính đưa nàng vào cung làm vợ Lê Hiển Tông, khi đó ông vua này gần 70 tuổi.
>> Xem thêm: Hoàng Thái Cực và bí ẩn ly kỳ trong địa đạo ở Thanh Chiêu lăng
Sáu năm sau, tình cờ nàng gặp lại Khau La, chàng trai mồ côi nghèo khổ, hai người trước đây từng có tình ý nhưng phân biệt đẳng cấp đã ngăn cách tình cảm của họ. Ngọn lửa tình yêu thổi bùng trở lại, nhưng vì lo lắng trước luật lệ, hai người đành đưa nhau đi trốn, tương truyền họ vào một hang lớn để tìm đến phương trời hạnh phúc nhưng chỉ thấy đi mà không thấy trở về…
Còn theo giai thoại ven hồ Tây (Hà Nội), vào thời Nguyễn ở làng Châu Yên (nay gần khu vực trường Chu Văn An) có một cô gái nhan sắc khác thường, không cần phấn sáp tô điểm mà da vẫn trắng hồng tự nhiên, môi đỏ như son nên dân làng thường gọi là cô Son.
Bấy giờ quan lại xứ Bắc được lệnh tuyển chọn mỹ nữ đưa về kinh đô Huế, trong số đó có cô Son. Một hôm, cô Son được chọn vào “hầu ngủ” cho vua Minh Mạng, vì bản tính tò mò cô bất chấp lệnh cấm, lén hé dải lụa che mắt để nhìn trộm mặt “con trời”. Vua phát hiện ra, lập tức cô Son bị đuổi về quê với tội danh “đạo khuynh thánh thể, thiết thị long nhan” (Dòm trộm mình thánh, nhìn trộm mặt rồng).
Chưa đến 30 tuổi mà như góa bụa bởi chẳng ai dám kết duyên. Buồn rầu, cô Son lập một am nhỏ bên hồ Tây để thờ Phật, trồng hoa, chờ ngày chấm dứt cuộc đời tàn tạ của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán