Khám phá

Cung nữ làm việc trong Tử Cấm Thành tiết lộ việc vớt xác Trân Phi - phi tần bị Từ Hi Thái hậu ném xuống giếng xử tử

25 tuổi, Trân phi - một phi tần được Quang Tự đế sủng ái đã bị Từ Hi Thái hậu ra lệnh ném xuống giếng, xử tử.

Nữ nhân 'mắc kẹt' cả đời ở chốn thâm cung: 6 tuổi nhập cung làm Hoàng hậu, 15 tuổi trở thành Thái hậu và trải qua 4 đời Hoàng đế / 2 bà cháu cùng gả cho Hoàng đế Càn Long: Người trở thành Hoàng hậu trong khi cháu gái lại cô độc cả đời ở chốn thâm cung

Trân phi là một phi tần được hoàng đế Quang Tự của nhà Thanh (Trung Quốc) rất sủng ái. Cũng vì được sủng ái nên bà từng có những hành động rất ngông cuồng vào thời đó như lộng quyền, mua chức bán quyền.

Tuy nhiên, mọi hành động đó của Trân phi không duy trì được bao lâu bởi trong triều còn có một nhân vật đầy quyền uy, sẽ không để cho Trân phi làm càn làm bậy, nhân vật đó là Từ Hi thái hậu.

Còn về vua Quang Tự, trái ngược với vị phi tử mà ông hết mực sủng ái này, ông lại rất được người đời đồng tình, thương cảm. Có thể nói Quang Tự là một hoàng đế si mê, "điên dại" vì tình. Đáng tiếc là những bộ phim về chủ đề cung đình ngày nay lại chưa có bộ nào làm về chuyện tình yêu của Quang Tự đế.

Tình yêu của Quang Tự đối với Trân phi thậm chí còn khó "giải thoát", khó quên hơn gấp mấy lần so với câu chuyện tình yêu của Đường Minh Hoàng - Dương Qúy Phi và Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài.

Những trở ngại trong câu chuyện tình yêu của vua Quang Tự và Trân phi

Trân phi sinh vào năm Quang Tự thứ 2 (năm 1876), xuất thân từ Mãn Châu Tương Hồng kỳ Tha Tha Lạp Thị. Bà và Cẩn phi là hai chị em ruột, Cẩn phi là con thứ 4, còn Trân phi là con thứ 5 trong nhà. Sau này, đến thời Dân quốc, gia tộc của họ đã đổi sang họ Đường.

Năm Quang Tự thứ 14, Trân Phi và Cẩn phi cùng nhập cung, khi đó Trân phi chỉ mới 13 tuổi (cả tuổi mụ). Trân phi từng sống ở Cảnh Nhân Cung, vào năm Quang Tự thứ 20 (năm 1894), bà được phong lên hàng "phi", lấy hiệu là "Trân phi".

Nhờ vào dung mạo, trí tuệ và tài thư họa, Trân Phi đã được vua Quang Tự hết mực yêu quý, sủng ái.

Thế nhưng, cũng vì từng mạo phạm đến hoàng hậu Long Dụ mà Trân phi đã bị tra tấn và giáng xuống hàng "quý nhân", chuyện này cũng có sự can thiệp của Từ Hi thái hậu. Tuy vậy, không lâu sau, Trân phi lại được phục hồi lại "phi vị".

Cung nữ làm việc trong Tử Cấm Thành tiết lộ việc vớt xác Trân Phi - phi tần bị Từ Hi Thái hậu ném xuống giếng xử tử - Ảnh 2.

Ảnh Quang Tự đế và Trân phi.

Trong những ngày tháng còn đắm chìm trong tình yêu ngọt ngào, Trân phi từng thầm hỏi vua Quang Tự: "Hoàng thượng sủng ái thần thiếp đến vậy, không sợ người khác sẽ ghen ghét với thần thiếp hay sao?"

"Ta là Hoàng đế, người khác sao dám ý kiến gì?" Vua Quang Tự cho rằng bản thân đường đường là một Thiên tử, người khác sẽ không dám phản đối hoặc thể hiện bất cứ sự bất mãn nào.

Hậu cung hàng ngàn giai lệ nhưng trong mắt Quang Tự chỉ có Trân phi. Ông chẳng đoái hoài gì đến hoàng hậu Long Dụ - thê tử mà đích thân Từ Hi chọn cho mình.

Còn với Cẩn phi, ông đã sớm biết Cẩn phi không hề trung thành với mình nên cũng rất lạnh lùng.

Điển hình là việc Trân phi bị đày vào lãnh cung, chịu mọi lăng nhục từ hoàng hậu Long Dụ , Quang Tự biết rõ rằng chuyện này cũng có liên quan đến Cẩn phi.

 

Trong chuyện này, Cẩn phi đã từng "thuận gió đẩy thuyền", nói ra những lời lẽ xấu xa, không hợp tình hợp lý về em gái mình, khiến em phải chịu khổ. Do đó, vua Quang Tự luôn giữ thái độ lạnh nhạt với Cẩn phi.

Cung nữ làm việc trong Tử Cấm Thành tiết lộ việc vớt xác Trân Phi - phi tần bị Từ Hi Thái hậu ném xuống giếng xử tử - Ảnh 3.

Cẩn phi (trái) và hoàng hậu Long Dụ (phải).

Chính sự sủng ái quá mức của vua Quang Tự đối với Trân phi là nguyên nhân khơi dậy những bất mãn trong cung, đặc biệt là với Từ Hi thái hậu, bà sớm coi Trân phi là cái gai trong mắt cần phải nhổ đi.

Năm Quang Tự thứ 24, khi biến pháp Mậu Tuất (1898) được thi hành, Trân phi bị Từ Hi giam lỏng tại khu Đông Bắc của Tử Cấm Thành.

2 năm sau, vào năm Quang Tự thứ 26 (năm 1900), khi Liên quân 8 nước phương Tây kéo vào Bắc Kinh, hoàng gia nhà Thanh phải đi đến Tây An lánh nạn, khi đó Trân phi đã bị Từ Hi sai người ném xuống giếng. Khi ấy, Trân phi chỉ mới 25 tuổi.

 

Cái chết oan nghiệt của Trân phi

Sau khi hoàng tộc nhà Thanh trở về cung sau thời gian lánh nạn ở Tây An, để che đậy sự tàn bạo của Từ Hi cũng như xoa dịu những luồng ý kiến của dư luận xoay quanh cái chết của Trân phi, triều đình đã loan báo thông tin:

"Sau khi Liên quân các nước phương Tây tiến vào Tử Cấm Thành, Trân phi vì chuyện đất nước trên đà diệt vong mà tự thấy nhục nhã, hổ hẹn, nàng đã nhảy xuống giếng tự sát, tuẫn tiết".

Thông tin vừa truyền ra bên ngoài, người nhà của Trân phi đã được lệnh đến miệng giếng mà Trân phi nhảy xuống tuẫn tiết để trục vớt thi thể của bà.

Theo quy định của triều đình nhà Thanh, người nhà của các phi tần không được phép vào cung, trừ trường hợp các phi tần sinh con, vậy nên lệnh truyền người nhà vào trục với thi thể của Trân phi là một ân điển lớn đối với gia đình của vị phi tần xấu số này.

 

Một cung nữ lớn tuổi làm việc trong Tử Cấm Thành khi đó đã thuật lại: "Tôi không nhớ rõ lắm về thời gian trục vớt thi thể Trân phi nhưng đại khái là từ khi hoàng tộc nhà Thanh quay về Tử Cấm Thành sau chuyến đi lánh nạn ở Tây An.

Khi đó, thời tiết vẫn lạnh, đương nhiên cảnh tượng vớt xác khác xa so với cảnh tượng Trân phi bị đẩy xuống giếng năm nào".

Cung nữ làm việc trong Tử Cấm Thành tiết lộ việc vớt xác Trân Phi - phi tần bị Từ Hi Thái hậu ném xuống giếng xử tử - Ảnh 5.

Miệng giếng nơi Trân phi bỏ mạng.

Khi trục vớt thi thể Trân phi từ miệng giếng, thứ đầu tiên người ta vớt được là một mảnh chiếu trúc đã hỏng và mục nát. Nghe nói, đây là mảnh chiếu quấn quanh người Trân phi khi bà bị ném xuống giếng.

Theo lời kể của người tiến hành trục vớt, thi thể khi vớt lên của Trân phi đã biến dạng. Điều đặc biệt là khi tiến hành trục vớt thi thể Trân phi, người nặng tình nhất với bà – vua Quang Tự lại không có mặt.

 

Khu vực trục vớt Trân phi cũng được khoanh vùng thành vùng cấm.

Theo lời kể của người cung nữ lớn tuổi, vùng cấm được ấn định từ khu vực cổng Trinh Thuận đến Nhạc Thọ Đường.

Khu vực cấm ấy diễn ra nghi thức tế lễ vong hồn Trân phi, ngày đêm phát ra tiếng niệm kinh, cầu phật.

Các pháp sư tiến hành điệu nhảy Tát Mãn, dẫn hồn Trân phi vào Cảnh Nhân Cung.

Người nhà của Trân phi trong đó có Cẩn phi cũng có mặt tại lễ tế.

 

Cung nữ làm việc trong Tử Cấm Thành tiết lộ việc vớt xác Trân Phi - phi tần bị Từ Hi Thái hậu ném xuống giếng xử tử - Ảnh 7.

Vị Hoàng đế si tình

Sau khi Trân phi qua đời, vua Quang Tự đã đến khu vực cung điện ở phía Đông Bắc – nơi Trân phi khi sống từng ở, nơi đây vẫn treo tấm màn đã cũ theo thời gian mà Trân phi từng dùng. Ông cứ đứng đó, đứng rất lâu, đối diện với tấm màn cũ, nhìn vật nhớ người mà hoài niệm.

Nỗi niềm, tình cảm của Quang Tự đối với Trân phi được ông gìn giữ cho đến thời khắc ông chỉ còn chút hơi thở cuối cùng, ngoài Trân phi, vua Quang Tự không yêu một ai khác Có thể coi đây là một dạng tình cảm "yêu đến tận cùng", "chung thủy một lòng" của vị hoàng đế si tình.

Bất luận là cửu ngũ chí tôn, là hoàng gia quý tộc hay là người bình thường, kiên định đến chết với một tình yêu như vậy đều sẽ được mọi người kính phục, quý trọng. Đặt lời thề trong tình yêu không phải là chuyện khó, nhưng để kiên định thực hiện được lời thề đó lại không hề dễ dàng.

Quang Tự đế từng dùng một câu trong Đại Cổ Thư (một loại hình nghệ thuật dân gian) để nói lên nỗi lòng của mình: "Trong lòng chỉ có mình nàng, nếu có người khác trời đất không dung". Quả thật là một tấm chân tình đáng quý. Đây cũng là điểm mà người đời quý trọng, nể phục vua Quang Tự. Tình thật, ý thật, sự thật, không phải là ảo mộng!

 

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì có lẽ, chính sự sủng ái quá mức của Quang Tự đối với Trân phi cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết của bà. Việc Quang Tự lạnh lùng với hoàng hậu Long Dụ - thê tử mà đích thân Từ Hi chọn cho ông, đã ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của thái hậu trong mắt thiên hạ.

Sự phẫn nộ này của Từ Hi đã để trong lòng từ lâu, trước sau gì cũng sẽ bùng phát ra. Thế nhưng, đối diện với một người có lòng dạ hiểm ác như Từ Hi, một Quang Tự chỉ biết đắm chìm trong ái tình và một Trân phi quá đỗi ngây thơ nào có thể đề phòng được.

Kết cục bị xử tử của Trân phi rốt cục cũng không tránh khỏi. Với Từ Hi, sẽ không có chuyện không nhổ "cái gai trong mắt", chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. Sự độc ác của Từ Hi cũng đã nổi tiếng từ lâu, không phải là chuyện lạ!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm