Số phận năm nàng công chúa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam
Mẹ đẻ vua Bảo Đại: Từ cung nữ nghèo và góc khuất trong chuyện tình với Vua, sinh được "Thái tử" mà đổi đời ứng theo lời tiên tri / Bảo Đại - Nam Phương Hoàng hậu: "Tình yêu sét đánh” tới cuộc hôn nhân có lời thề đặc biệt và số phận buồn của 5 người con
Kỳ 1: Oan tình hơn 700 năm
Huyền Trân, có lẽ là nàng công chúa có nhiều tư liệu ghi chép lại nhất. Đương thời, nàng chỉ như một công cụ chính trị để nhà Trần lấy được phần đất Ô, Rý. Nhưng, nàng cũng là một công chúa gây nhiều tranh cãi, đặc biệt về cuộc sống hôn nhân.
Vẻ đẹp “hai châu”
Nhà nghiên cứu lịch sử Hồ Nam cho biết, mặc dù công chúa Huyền Trân là nhân vật lịch sử quan trọng, được lịch sử ghi chép khá tỉ mẩn; nhưng cho đến nay vẫn không rõ tên thật, cũng như năm sinh năm mất.
Ông Hồ Nam cho rằng, một số tư liệu không chính thống ghi Huyền Trân công chúa hạ sinh vào năm1289. Mẹ của nàng có thể làKhâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu. Tuy nhiên, cũng có khả năng nàng là con gái củaTuyên Từ hoàng hậu, em gái của Khâm Từ. Cả hai đều là ái nữ của Hưng Đạo đại vươngTrần Quốc Tuấn.
Huyền Trân là con gái duy nhất của vua Trần Nhân Tông, nàng lại được sinh ra vào thời điểm đất nước chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ ba. Chính vì vậy chỉ có thể dùng từ “nâng sợ vỡ ngậm sợ tan” để hình dung sự sủng ái của Trần Nhân Tông đối với con gái.
“Dân gian vẫn lưu truyền về sắc đẹp của công chúa Huyền Trân, rằng: Khuôn mặt tú lệ đẹp tựa thiên tiên, mày liễu mắt hạnh, mũi ngọc môi đào, hai gò má trong trắng ửng hồng, mái tóc tựa nước suối đại ngàn buông hai bờ vai thon nhỏ”, ông Hồ Nam cho biết.
Sắc đẹp “băng cơ ngọc cốt” của Huyền Trân vượt ra cả Đại Việt, mà người đương thời gọi là sắc đẹp “hai châu”. Sự việc bắt đầu từ năm Tân Sửu (1301), Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông ngoạn lãm vương quốc Chiêm Thànhgần 9 tháng, được vua Chế Mân tiếp đãi nồng hậu.
Cảm tạ tấm thịnh tình, trước khi về nước, vua Trần Nhân Tông hứa gả Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi (người Java – nay thuộc Indonesia).
Sau đó nhiều lần, vua Chế Mân có cử người sang Đại Việt hỏi triều đình nhà Trần về việc cử hành hôn lễ với công chúa. Tuy nhiên, nhiều quan lại Đại Việt phản đối, chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung tán thành.
Nhiều nhà sử học cho rằng, việc gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân mang động cơ chính trị sâu sắc. Mục đích chính đó là chinh phục hai châu Ô và Rý nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Vì thế, vẻ đẹp của Huyền Trân còn được gọi là vẻ đẹp “hai châu”.
Ly biệt ở cửa Từ Dung
Ông Hồ Nam cho biết, các tư liệu chép lại cho rằng công chúa Huyền Trân rất thông minh nên rất được lòng người thầy phụ đạo là Trần Khắc Chung. Ngày ngày đối mặt với một trang quốc sắc thiên hương, hẳn vị tướng anh võ cũng đã động lòng.
Trần Khắc Chung cũng thường xuyên được Trần Anh Tông sai bảo vệ công chúa lên am Ngọa Vân trên núi Yên Tử để thăm vua cha Trần Nhân Tông. Có thể trong những chuyến đi này, tình ý hai bên mới bắt đầu nảy nở. Mặc dù vậy, cả hai vẫn ý thức được gánh nặng giang sơn nên “kính nhi viễn chi”.
Sau khi mất, công chúa Huyền Trân được nhiều triều đại sắc phong là “Thần hộ quốc”.
Dã sử có nhiều câu chuyện nhắc đến thời điểm khi Huyền Trân công chúa theo đoàn hộ giá hướng về kinh đô của vua Chế Mân. Trần Khắc Chung lâm vào cảnh tuyệt vọng nên tìm rượu giải sầu.
Lúc tỉnh dậy thì đoàn rước công chúa đã vào đến địa phận Thanh Hóa, Khắc Chung một mình một ngựa đuổi theo đưa tiễn người yêu một lần cuối. Cuối cùng Khắc Chung và Huyền Trân cũng gặp nhau ở dãy Hoành Sơn.
Trên con đường theo Chế Mân sang nước Chiêm, công chúa Huyền Trân đã dừng lại ở cửa Tư Hiền nằm giữa xã Vinh Hiền và Lộc Bình (thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế ngày nay) để bái vọng tổ tiên.
Sử cũ ghi lại dân chúng quanh vùng xót thương phận hồng nhan vì đất nước nên đổi tên cửa Tư Hiền thành cửa Tư Dung. Nhưng cũng có thể, cái tên Tư Dung là do chính Trần Khắc Cung đặt. Bởi Tư Dung nghĩa là thương nhớ dung nhan. Ngụ ý chỉ Huyền Trân công chúa.
Oan tình 700 năm
Huyền Trân được gả cho vua Chế Mân vào tháng 2/1305. Tháng 5/1307, Chế Mân qua đời. Lúc này, Huyền Trân đang mang thai thái tử mà sau này đặt tên là Chế Đa Đa.
Sứ giả nước Chiêm đã cho người sang báo tin về lễ tang cũng như thông báo về việc hoàng hậu của họ (tức Huyền Trân công chúa) sẽ tuẫn táng theo chồng. Trần Anh Tông xót thương em gái nên đã thượng triều bàn kế sách giải cứu.
Sử cũ chép lại: “Lúc này, võ tướng Trần Khắc Chung đứng ra giữa triều xin lĩnh trọng trách sẽ lên đường vào Nam đưa công chúa hồi quốc. Ông đã xin mang theo 5.000 quân sĩ, lương thảo cùng một số chiến thuyền lớn để vượt biển”.
Hải Vân Quan, nơi thuộc địa phận hai châu Ô, Rý của Chiêm Thành xưa.
Rất nhiều câu chuyện đã được thêu dệt lên sau khi Huyền Trân được giải cứu. Trong đó đáng chú ý nhất là việc công chúa đã tư thông với Trần Khắc Chung. Tuy nhiên, qua hơn 700 năm nhiều nghiên cứu lịch sử đã giải nỗi hàm oan cho công chúa và vị võ tướng tài ba.
Theo nhà nghiên cứu lịch Lưu Anh Rô, chuyện Trần Khắc Chung tư thông với công chúa chỉ là một sự gán ghép vô căn cứ của các sử gia đời Hậu Lê. Bởi khi vua Chế Mân qua đời, công Huyền Trân mới khoảng gần 20 tuổi và đang mang thai Thái tử Chế Đa Đa.
Đến tháng 10 năm đó, khi Thái tử được sinh ra, sứ giả nước Chiêm mới sang dâng voi trắng báo tang và cho biết tục lệ tuẫn táng. “Xin lưu ý rằng phong tục hỏa thiêu theo chồng của nước Chiêm chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng sau khi chết. Vậy thì tháng 5 vua Chế Mân qua đời, mà tháng 10 vua Anh Tông mới nhận được tin và cử người sang giải cứu có phải đã quá muộn”, ông Rô đặt câu hỏi.
Ông Lưu Anh Rô cũng bác bỏ giả thuyết Trần Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp Huyền Trân và loanh quanh trên biển hơn một năm trời.
“Điều ấy hoàn toàn vô lý, bởi vì tiết trời tháng 9, tháng 10 ở miền Trung mưa, bão liên miên. Một chiếc thuyền nhỏ làm sao có thể bám biển. Hơn nữa, thuyền nhỏ để cho võ tướng Trần Khắc Chung và công chúa Huyền Trân tư tình thì các tướng lĩnh, thị nữ, đoàn tùy tùng đi ngả nào?”, ông Rô cho hay.
Theo nghiên cứu của ông Rô, khi đoàn Trần Khắc Chung tiến vào Chiêm Thành, đã mật báo với công chúa kế hoạch giải cứu. Theo đó dàn hỏa thiêu của vua Chế Mân dựng sát bờ biển được cho là ở Thị Nại (Quy Nhơn bây giờ), và không cho người khác quấy rầy.
Lợi dụng sở hở, Trần Khắc Chung cùng các tướng lĩnh đã liều mình chiến đấu với quân Chiêm, cướp lấy công chúa và bảo vệ nàng xuống thuyền rồi nhanh chóng ra Bắc.
Tháo chạy khỏi Quy Nhơn (thủ phủ của Chiêm Thành), đoàn chiến thuyền của Trần Khắc Chung từ Bình Định ra Thăng Hoa, vào cửa Đại Chiêm (Cửa Đại) rồi theo đường sông Cổ Cò ra Cẩm Lệ (Đà Nẵng).
Từ đó, họ đi bằng đường bộ đến Xuân Sơn Hoa Ô, tức làng chài Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng bây giờ). Tại đây, đoàn người nán lại để tìm cách vượt Ải Vân ra thành Hóa Châu (thuộc quyền quản lý của Đại Việt). Ngày nay, ở Nam Ô vẫn còn một ngôi miếu cổ thờ vọng công chúa Huyền Trân.
“Theo dã sử và thần tích tại đền thờ của công chúa Huyền Trân, sau khi trở vềThăng Long, theo di mệnh của Thái Thượng hoàng, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay thuộcBắc Ninh)”, nhà nghiên cứu Lưu Anh Rô.
(còn nữa)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất