Khám phá

Sốc: 12.000 năm trước, con người 2 lần "thay hình đổi dạng"?

Hai nghiên cứu mới cho thấy tác động từ sự phát triển xã hội có thể khiến con người thay đổi triệt để từ hình dáng bên ngoài cho đến các chức năng bên trong cơ thể.

Chuyên gia tìm thấy báu vật nhỏ xíu trong mộ cổ: Giá trị hơn 3.200 tỷ, ý nghĩa không ngờ! / Người đàn ông phát hiện 'rồng thu nhỏ' cực hiếm: Có thể bị phạt 13 năm tù nếu buôn bán!

Nghiên cứu thứ nhất vừa công bố trên tạp chí Frontiers in Genetics tiết lộ rằng loài người sống ở châu Âu trong thời kỳ đồ đá mới (khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên đến 4.500 năm trước Công Nguyên) từng thay đổi ngoạn mục về vóc dáng, màu da, nguy cơ bệnh lý và trí thông minh.

Sốc: 12.000 năm trước, con người 2 lần thay hình đổi dạng? - Ảnh 1.

Con người có thể đã "thay hình đổi dạng" cực kỳ linh hoạt trong quá khứ? - Ảnh: Gorodenkoff

Theo Ancient Origins, nhóm các nhà nghiên cứu di truyền từ Trung tâm Y tế Đại học Radboud ở Nijmegen (Hà Lan) và Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Helmholtz (Đức) đã nghiên cứu hồ sơ di truyền của hơn 800 người châu Âu cổ đại, được tổng hợp từ các mẫu DNA lấy từ các bộ xương được khai quật từ nhiều địa điểm khảo cổ khác nhau.

Đối chiếu với DNA của người châu Âu hiện đại, học phát hiện ra sự thay đổi đáng kinh ngạc của các tập hợp gien liên quan đến sắc tố da, cân nặng, chỉ số khối, sự trao đổi chất, cholesterol, hoạt động não bộ...

Rõ ràng, trong vài ngàn năm của thời đại đồ đá mới, dường như sự thay đổi về công nghệ sản xuất công cụ lao động và cách thức lao động đã tác động cực mạnh đến những người cổ đại này.

Họ đã trở nên cao hơn, da sáng màu hơn, thông minh hơn nhưng dễ mắc bệnh tim mạch hơn.

Trong đó thú vị nhất là sự thay đổi khiến người châu Âu càng hiện đại càng dễ bị thừa cholesterol xấu và bệnh tim mạch hơn: đó là do các gien liên quan đến thiệt hại này lại có lợi cho não bộ. Do đó con người đã tự thực hiện sự "đánh đổi" để sở hữu đầu óc thông minh hơn.

 

Ngược lại, một nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư Stephanie Marciniak từ Khoa nhân chủng học, Đại học Bang Pensylvania (Mỹ), vừa công bố trên tạp chí PNAS, thì lại khẳng định vào mốc 10.000 năm trước Công Nguyên, con người cũng từng... lùn đi 3,8 cm.

Theo Daily Mail, việc thay đổi từ xã hội săn bắt hái lượm sang xã hội nông nghiệp sơ khai đã khiến họ phải chịu đựng một quãng thời gian dinh dưỡng kém và gánh nặng bệnh tật gia tăng, dẫn đến sự thay đổi về vóc dáng.

Công trình cũng dựa trên phân tích DNA, từ 167 cá thể được tìm thấy khắp châu Âu, sống vào khoảng 38.000 năm về trước đến 2.400 năm về trước.

Theo các chuyên gia, rất có thể những thay đổi xã hội tinh vi đã gây tác động khác nhau lên các nhóm người khác nhau với khả năng thích nghi khác nhau với thay đổi về môi trường. Cũng có thể con người đã vượt qua giai đoạn khó khăn của mốc bắt đầu thời đại đồ đá mới để ngay lập tức đảo ngược các biến đổi có vẻ "đi lùi" ban đầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm