Sốc với sức tàn phá kinh hoàng của tiểu hành tinh khi va vào Trái đất
Phát hiện mặt trăng thứ hai của Trái Đất / Các nhà khoa học phát hiện loài động vật đầu tiên trên Trái đất không hề thở
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand (Johannesburg, Nam Phi) đã phân tích một mẫu đất cổ tại địa điểm có tên Wonderkrater ở Nam Phi và phát hiện hàm lượng bạch kim cao. Vì vậy, họ ủng hộ giả thuyết tác động Younger Dryas đã khiến một thiên thạch đang tan rã rơi xuống Trái đất và gây ra kỷ băng hà trước đây.
Theo giả thuyết trên, các nhà khoa học tin rằng sự va chạm của thiên thạch trên chính là nguyên nhân khiếnhàng chục loài động vật có vú bao gồm cả voi ma mút và linh dương đầu bò khổng lồ bị tuyệt chủng cũng như làm suy giảm dân số loài người.
Họ cũng tin rằng, "gai bạch kim" được tìm thấy trong các mẫu đất cổ trên khắp thế giới là bằng chứng về các mảnh thiên thạch rơi xuống Trái đất.
Cho đến nay, bằng chứng cho thấy các thiên thạch đã bị ảnh hưởng trong thời kỳ đó và có khả năng dẫn đến một kỷ băng hà mini chỉ được ghi nhận trên khắp bán cầu Bắc.
Những phát hiện từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand đã giúp chứng minhmột phần cho giả thuyết từng có thiên thạch rơi xuống Trái đất gây ra hậu quả diệt chủng đối với nhiều loài trên toàn cầu.
Lời giải thích được chấp nhận rộng rãi nhất ở thời điểm hiện tại là do cơn lạnh đột ngột đã khiến một dòng nước lạnh khổng lồ đổ ra Bắc Mỹ vào Đại Tây Dương. Điều này đã khiến các cơ chế lưu thông nước quan trọng bị ngừng lại và làm thay đổi đột ngột môi trường sống trên Trái Đất tại thời điểm đó.
Khi dòng nước ấm không còn chảy từ xích đạo về phía Bắc Cực, các tảng băng tại khu vực này ngày càng trở nên dày hơnkhiếnnhiệt độ trên Bắc bán cầu giảm mạnh. Sự thay đổi khí hậu mạnh mẽ này có thể đã diễn ra trong vài thángvà giết chết cácloài thủy sản trong khu vực, đồng thời gây ảnh hưởng đến quần thể người sống vào thời điểm đó.
Một giả thuyết khác đã được các nhà khoa học Hoa Kỳ đưa ra vào năm 2007cũng nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình đó lànhiệt độ Trái Đất bị giảm do ảnh hưởng của bụi từ các tiểu hành tinh trong vũ trụ.
Bụi lưu thông trong khí quyển có thể đã làm giảm lượng ánh sáng Mặt trời tới Trái đất, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật và nhiệt độ trênhành tinh của chúng ta tại thời điểm đó.
Tiến sĩ Francis Thackeray thuộc Viện nghiên cứu tiến hóa tại Đại học Witwatersrand nói rằng, cành bạch kim được tìm thấy ở Nam Phi chứng minh sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật lớn trên toàn cầu có thể đã gây ra bởi một hoặc nhiều tác động của thiên thạch.
"Phát hiện của chúng tôi ít nhất đã có thể chứng minh một phần cho Giả thuyết Tác động Younger Dryas gây tranh cãi (YDIH)", ông cho biết.
"Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận quan điểm rằng một tác động của tiểu hành tinh ở đâu đó trên trái đất có thể đã gây ra sự thay đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.Và nó có thể đã tác động ở một mức độ nào đó trong quá trình tuyệt chủng của các loài động vật lớn ở cuối kỷ Pleistocene, sau kỷ băng hà cuối cùng".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé