Sông băng có thể hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển gấp 40 lần so với rừng Amazon
Phát hiện lỗ hổng khổng lồ dưới đáy sông băng nguy hiểm nhất thế giới / Những hình ảnh đáng báo động về sự biến mất của các dòng sông băng
Nhóm nghiên cứu cũng thu thập các mẫu ở dãy núi Rocky và Greenland. Sau một loạt các nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng những con sông phía Bắc này tích cực hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển, thậm chí, chúng còn làm tốt hơn nhiều so với rừng nhiệt đới Amazon - lá phổi của thế giới hiện nay.
Nhóm nghiên cứu giải thích rằng ở các sông ôn đới, có một lượng lớn vật chất hữu cơ - thảm thực vật và cá - dẫn đến mức độ phân hủy cao hơn. Những vùng nước này thải ra nhiều carbon dioxide vào khí quyển hơn là chúng hấp thụ.

Tuy nhiên, sông băng chứa số lượng thực vật thủy sinh ít hơn nhiều dẫn đến sự phân hủy hữu cơ ít hơn, đồng thời, carbon thải ra ở các khu vực này cũng thấp hơn nhiều so với các con sông thông thường ở vùng ôn đới. Vì vậy, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong thời kỳ tan chảy mạnh, nước sông băng hấp thụ lượng carbon nhiều gấp 40 lần so với rừng Amazon.
Trong điều kiện khí hậu Trái đất đang biến đổi nhanh chóng, nhữngphát hiệntrên đã mang lại một tín hiệu lạc quan mới cho chúng ta. Như vậy, việc tan băng trên các con sông sẽ giúp khí quyển của chúng ta giảm được một lượng lớn carbon dioxide từ trong thời gian tới.
Tiến sĩ Kyra St Pierre, một nhà sinh vật học tại Đại học British Columbia và là nhà nghiên cứu chính của dự án cho biết, phát hiện của các nhà khoa học là một điều hoàn toàn bất ngờ, thay đổi những gì chúng ta biết về các dòng sông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang đói bụng, rắn hổ mang chúa 'vớ bở' khi gặp con mồi dễ xơi
CLIP: Trêu chọc hà mã, đàn sư tử nhận bài học nhớ đời
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bỏ mạng vì cặp sừng sắc nhọn của con mồi
CLIP: Linh dương thoát hiểm ngoạn mục trước hàm cá sấu và móng vuốt sư tử
CLIP: Bị 21 con chó hoang truy sát, linh dương chưa trưởng thành vẫn khiến kẻ đi săn bẽ mặt

Những điều có thể bạn chưa biết về voi đồng cỏ châu Phi - Loài thú trên cạn lớn nhất hành tinh