Khám phá

Sự diệt vong thê thảm của nhà Đường: 1 bữa cơm lấy mạng tất cả Hoàng tử, 30 trung thần bị giết ném xác xuống sông Hoàng Hà

Đường triều – một triều đại từng vô cùng thịnh vượng trong xã hội phong kiến Trung Hoa đã kết thúc trong bi kịch thê thảm.

Nàng công chúa thê thảm nhất nhà Đường: Không được Hoàng đế yêu thương, bị "đày" đến nơi xa xôi, lần lượt gả cho 3 người chồng cùng huyết thống / Vua nào đánh hổ, khiến tướng nhà Đường kinh hãi run sợ?

"Trường An đại đạo liên hiệp tà,

Thanh ngưu bạch mã thất hương xa.

Ngọc liễn túng hoành quá chủ đệ,

Kim tiên lạc dịch hướng hầu gia."

Thi nhân Lư Chiếu Linh khi ngắm nhìn cảnh phồn hoa thời thời thịnh Đường đã tức cảnh sinh tình mà viết nên bài thơ "Trường An cổ ý". Đại ý là "thành Trường An náo nhiệt phồn hoa, quý nhân lui tới, người xe nhộn nhịp". Sau đó, bài thơ này đã trở thành tham khảo quan trọng để hậu nhân hiểu rõ hơn về bức tranh toàn cảnh thời thịnh Đường.

Nhưng đến khi bị diệt vong, nhà Đường đã phải đón nhận một cái kết cực bi thảm. Trong một bữa cơm, tất cả các hoàng tử đều bị giết, 30 vị trung thần hết lòng phụng sự cho nhà Đường cũng bị ném xác xuống sông Hoàng Hà.

Gây ra thảm kịch này và phải chịu tiếng xấu muôn đời trong lịch sử Trung Hoa chính là hoàng đế khai quốc nhà Hậu Lương – Lương Thái Tổ Chu Ôn.

Ký ức huy hoàng của nhà Đường

Nhà Đường luôn được ngợi ca là một thời kỳ hùng mạnh, nhưng đánh giá này thường chỉ dùng để nói về thời của vua Đường Huyền Tông.

Đứng đầu nhà Đường khi đó là Đường Huyền Tông Lý Long Cơ và cũng là người khởi xướng tư tưởng "Vô vi nhi trị" của Đạo gia.

Về chính trị, triều đình luôn dốc sức chăm lo việc nước, tiến hành cải cách mạnh mẽ đối với tầng lớp quan lại, giảm hủ bại, tham nhũng; về kinh tế thì đánh mạnh vào tầng lớp quý tộc, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, để người dân an tâm phát triển nông nghiệp.

Về đối ngoại, Đường Huyền Tông áp dụng chính sách "vừa ban ân huệ, vừa thét uy quyền", giúp biên giới Đại Đường luôn bình yên, thuận hoà.

Sự diệt vong thê thảm của nhà Đường: 1 bữa cơm lấy mạng tất cả Hoàng tử, 30  trung thần bị giết ném xác xuống sông Hoàng Hà - Ảnh 2.

Nhờ vào thực thi một loạt các chính sách trên, nhà Đường bước vào thời cực thịnh, bách tính an cư lạc nghiệp, quan lại cũng làm tốt công việc của mình, xã hội ổn định, kinh tế phồn vinh.

Bước ngoặt lụi bại của nhà Đường – Loạn án tử

Dưới sự dẫn dắt của Đường Huyền Tông, kinh tế nhà Đường đã đi đến điểm cực thịnh, nhưng lâu dần cũng phát sinh không ít những mâu thuẫn.

Trong đó cần phải kể đến là việc khuếch trương quyền lực của nhà Dương quý phi, trong khi Đường Huyền Tông đắm chìm trong mỹ sắc để cho vương triều Đại Đường bị đục khoét từ trong ra ngoài.

Gia tộc Dương thị có 5 anh chị em, nhưng dù chỉ có 5 người này thôi cũng đã đủ khiến cho nhà Đường chao đảo, gây nên mâu thuẫn lớn trong tầng lớp nhân dân.

Nhất là anh trai của Dương Ngọc Hoàn – Dương Quốc Trung, ông ta đã "kế thừa" cách làm của gian thần – Tể tướng Lý Lâm Phủ, tham ô nhận hối lộ nhiều vô kể khiến nhà Đường trở nên suy yếu.

Cũng chính bởi thế m Loạn An Sử đã có cơ hội bùng phát. Không thể chứng kiến việc này thêm được nữa, An Lộc Sơn và Sử Tư Minh đã dấy binh tạo phản, đẩy nhà Đường bước vào một cuộc nội chiến.

Cuộc chiến này tuy cuối cùng đã diệt được loạn, nhưng đồng thời cũng làm lung lay "gốc rễ" nhà Đường, khiến nhà Đường ngày càng xuống dốc.

Sự nổi dậy của Chu ôn

Nhà Đường xuống dốc từ đây, không thể nào cứu vãn. Quan thần làm loạn, thống trị cả vương triều Đại Đường, khắp nơi đều có khởi nghĩa nông dân, bốn bề hỗn loạn. Dù Đường Chiêu Tông Lý Diệp cố gắng xoay chuyển tình thế nhưng sự lụi bại của một vương triều sao có thể được ngăn lại chỉ với sức của một người.

Sự diệt vong thê thảm của nhà Đường: 1 bữa cơm lấy mạng tất cả Hoàng tử, 30  trung thần bị giết ném xác xuống sông Hoàng Hà - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Khi Lý Diệp đang ra sức cứu vãn tình hình thì Chu Ôn đã nổi dậy, đánh dấu chấm hết cho nhà Đường.

Chu Ôn ban đầu chỉ là một nông dân làm ruộng bình thường. Trong khi các nông dân khác thi nhau dấy binh khởi nghĩa, ông cũng tham gia nghĩa quân dưới trướng Hoàng Sào.

Nhờ liên tiếp lập chiến công nên Chu Ôn được Hoàng Sào trọng dụng và từng bước trở thành một đại tướng.

Tuy nhiên dã tâm của Chu Ôn không dừng lại ở đó. Khi nhìn ra thế lực của Hoàng Sào chỉ "đến thế thôi", Chu Ôn đã bỏ chủ cũ, trở thành "Chu Toàn Trung" của quân nhà Đường và đánh bại Hoàng Sào một cách dễ dàng.

Chu Ôn chắc chắn sẽ một lòng một dạ trung thành với nhà Đường sao?

 

Đương nhiên là không. Sau khi có được sự trọng dụng của nhà Đường, Chu Ôn không biết cảm ơn mà ngược lại luôn chuẩn bị kế sách lật đổ nhà Đường, tự mình xưng vương.

Biến Bạch Mã – "Diệt trừ tận gốc" con cháu nhà Đường

Sau khi dẫn quân dẹp loạn xong, Chu Ôn giam lỏng Đường Chiêu Tông, học Tào Tháo "uy hiếp thiên tử để ra lệnh chư hầu".

Vẫn chưa đủ, Chu Ôn cho rằng Đường Chiêu Tông trước sau gì cũng là một mối nguy lớn nên đã tìm lý do giết Lý Diệp, rồi đưa Lý Chúc – hoàng tử thứ 9 lên làm vua. Chắc hẳn Lý Chúc cũng không biết rằng mình lại là hoàng đế cuối cùng của nhà Đường.

Sự diệt vong thê thảm của nhà Đường: 1 bữa cơm lấy mạng tất cả Hoàng tử, 30  trung thần bị giết ném xác xuống sông Hoàng Hà - Ảnh 6.

Không chế được Lý Chúc, Chu Ôn lên kế hoạch tận diệt bằng cách mời các hoàng tử còn lại đến dùng bữa để "tăng thêm tình cảm và bàn chuyện quốc gia đại sự". Nhưng sau khi cơm no rượu say, Chu Ôn đã hạ lệnh cho thuộc hạ xông lên, giết hết tất cả các hoàng tử.

 

Tiếp theo đó, Chu Ôn nhắm vào các vị đại thần trung thành của nhà Đường. Cần biết rằng, muốn lập nên một vương triều mới thì phải tiêu diệt hết bè đảng của triều trước, nếu không chắc chắc sẽ là mối hoạ lớn sau này.

Chu Ôn cũng không hề nhẹ tay với những đại thần đó. Ông ra lệnh bắt giam hơn 30 vị đại thần trụ cột của nhà Đường, ngay cả người thân của họ cũng không tha. Tất cả bị áp giải đến Bạch Mã dịch và đều bị giết chết, sau đó ném xác xuống sông. Nước sông Hoàng Hà biến thành màu đỏ của máu.

Ác giả ác báo

Sau khi các hoàng tử bị giết, đại thần trụ cột thì bị ném xác xuống sông Hoàng Hà, Lý Chúc vẫn là Đường Ai Đế, nhưng nhà Đường thực sự chỉ còn hư danh.

Chu Ôn lúc này chỉ chờ đợi thời cơ thích hợp để danh chính ngôn thuận xưng đế.

 

Vì vậy, khi biến Bạch Mã xảy ra không lâu, Chu Ôn thấy thời cơ đã chín muồi liền phế Lý Chúc, giam lỏng ở Tào Châu, còn mình thì lên ngôi hoàng đế lập nên nhà Hậu Lương, sử gọi là Lương Thái tổ.

Thực ra từ việc Chu Ông hai lần gây nên thảm sát như vậy đã đủ để nhìn ra phẩm chất thực của con người này. Sau khi xưng đế, tính bất lương trong ông ta càng trỗi dậy mạnh hơn.

Nắm đại quyền trong tay, phía sau có vợ Trương thị nắm quyền, nên đời sống cá nhân của Chu Ôn cũng tạm ổn.

Tuy nhiên sau khi Trương thị bệnh nặng qua đời, Chu Ôn bắt đầu đắm chìm trong các cuộc vui tửu sắc, không chỉ đưa mỹ nữ bên ngoài vào cung mà còn nhắm đến con dâu của mình.

Khi đó các con trai của Chu Ôn thường chinh chiến bên ngoài nên ông ta hay gọi các con dâu vào cung hoan lạc.

 

Điều đáng ngạc nhiên rằng, các con trai của Chu Ôn còn dùng chính vợ của mình để đổi lấy niềm vui vua cha, mỗi lần như vậy lại được củng cố thêm quyền lực, quả đúng với câu "nhà dột từ nóc".

Sự diệt vong thê thảm của nhà Đường: 1 bữa cơm lấy mạng tất cả Hoàng tử, 30  trung thần bị giết ném xác xuống sông Hoàng Hà - Ảnh 8.

Dã sử ghi chép lại rằng, con dâu được Chu Ôn sủng ái nhất chính là vợ của con nuôi Chu Hữu Văn. Có được mỹ nhân, Chu Ôn quyết định nhường ngôi lại cho đứa con nuôi này, nhưng vấp phải sự phản đối của con trai ruột Chu Hữu Khuê.

Chu Hữu Khuê liền học theo cha, phát động chính biến, thậm chí còn tận tay giết chết cha mình. Âu cũng coi như là báo ứng tất yếu của luật nhân quả.

Thực ra cuộc đời của Chu Ôn có thể nói là truyền kỳ.

Một số người cho rằng những việc làm của ông ta là ví dụ cho việc biết nắm bắt thời cơ, vào thời điểm thích hợp nhất đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân, cũng được coi như là một kiểu thành công.

 

Nói như vậy không sai, nhưng đã làm người thì phải biết kiên định, nếu chỉ vì lợi ích trước mắt mà vứt bỏ đi nhân nghĩa lễ trí, vậy khác gì cầm thú?

Vì vậy, bất luận thế nào, hành vi gây nên hai lần thảm sát của Chu Ôn sẽ không bao giờ được chấp nhận.

Đáng chú ý là dưới sự dạy bảo của Chu Ôn, các con của ông sao có thể là người đoàng hoàng, đoan chính.

Thế nên mới có chuyện Chu Hữu Khuê vì hoàng vị mà giết cha, kết cục bi thảm này chính là báo ứng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm