Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới
Vụ án đào mộ, trộm thi thể chấn động Trung Quốc / Ngôi mộ gạch 1.000 năm tuổi được trang trí bằng sư tử, hải quỳ và 'thần hộ mệnh'
Nhiều người không khỏi tò mò khi nhìn thấy hai ngôi mộ được bọc lồng sắt tọa lạc tại một nghĩa trang ở ngoại ô thị trấn Catawissa, bang Pennsylvania, Mỹ. Trong đó, một ngôi mộ thuộc về Sara Ann Boone – người qua đời năm 1852. Bà là vợ ông Ransloe Boone.
Ngôi mộ được bọc lồng sắt còn lại khắc tên Asenath Thomas. Bà qua đời năm 1852 và là vợ ông John F. Thomas.
Sarah là chị gái của chồng Asenath. Cả hai người này đều chết trẻ. Đặc biệt, Sarah qua đời chỉ vài ngày sau khi Asenath mất.
Một số người dân đồn đại rằng, sở dĩ hai ngôi mộ trên được bọc lồng sắt kiên cố như vậy là vì có lý do. Theo lời đồn, Sara và Asenath tử vong là do bị ma cà rồng hoặc ma sói tấn công.
Vì vậy, sau khi thực hiện tang lễ, người thân chôn cất Sara và Asenath trong hai ngôi mộ có lồng sắt kiên cố ở phía ngoài.
Họ làm như vậy được cho là vì không muốn người thân “đội mồ sống lại” trở thành ma sói hoặc ma cà rồng đi hại người khác.
Điều này xuất phát từ quan niệm của người xưa cho rằng, nếu một người bị ma sói hoặc ma cà rồng cắn thì sau khi chết sẽ trở thành sinh vật rùng rợn như kẻ đã tấn công họ.
Vì vậy, những ngôi mộ có lồng sắt ở phía ngoài được xây dựng để ngăn xác chết “đội mồ sống lại” gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân.
Một giả thuyết khác cho rằng, hai ngôi mộ được bọc lồng sắt trên được xây dựng như vậy để ngăn kẻ gian đào mộ, trộm xác hay các món đồ tùy táng giá trị.
Đến nay, không ai có thể lý giải một cách chính xác về những bí ẩn bủa vây hai ngôi mộ được bọc lồng sắt ở nghĩa trang trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Trâu rừng dũng mãnh húc thủng ngực sư tử, thoát chết ngoạn mục
Người ngoài hành tinh đang điều khiển những ngôi sao siêu tốc để khám phá thiên hà?
CLIP: Chủ quan, lợn rừng trở thành miếng mồi ngon của bầy sư tử hung dữ
CLIP: Báo hoa mai tung 'tuyệt kỹ khinh công' xuất sắc, đoạt mạng linh dương trong một nốt nhạc
Người dân Ấn Độ vẫn dùng nước sông Hằng mỗi ngày dù ô nhiễm nặng mà không sao, khoa học đã tìm ra lời giải
CLIP: 'Đoàn quân' trâu rừng cùng nhau 'đánh hội đồng' sư tử, giải cứu đồng loại ngoạn mục