Khám phá

Sự thật tàn nhẫn về việc dòng họ Doanh của Tần Thủy Hoàng biến mất, ngày nay không còn hậu duệ

Dù có rất nhiều con cháu nhưng tới nay, dòng họ Doanh của Tần Thủy Hoàng lại không còn bất cứ hậu duệ nào. Vì sao.

Điều bất ngờ về mỹ nhân từng khiến Tần Thuỷ Hoàng thương nhớ cả một đời và câu chuyện "lầu vàng" của Tần Vương / Mỹ nhân nào khiến Tần Thuỷ Hoàng điên cuồng chinh phục?

Tần Thủy Hoàng được xem là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa. Ông là người quét sạch 6 nước chư hầu, thống nhất Trung Hoa vào năm 221 TCN. Bước lên đỉnh cao quyền lực, Tần Thủy Hoàng đồng thời đưa dòng họ Doanh của mình (tên thật của Tần Thủy Hoàng là Doanh Chính) trở thành dòng họ quyền lực bậc nhất. Thế nhưng, dù có nhiều con cháu nhưng ngày nay lại không còn bất kì hậu duệ nào của Tần Thủy Hoàng. Nguyên do vì sao?

>> Xem thêm: Tài liệu bí mật từ cung điện nhà Thanh giải mã nguyên nhân dẫn đến cái chết đột của Ung Chính

Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng

Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi chép lại rằng Tần Thủy Hoàng có tổng cộng 33 người con, trong đó có 20 con trai và 13 con gái. Trong sử sách Trung Quốc không có bất cứ ghi chép nào về mẹ của các con của Tần Thủy Hoàng hay bất kì nữ nhân nào được sủng ái. Thậm chí, ông còn không lập hoàng hậu. Chỉ biết rằng vua Tần thứ 36 có hai con trai nổi tiếng nhất là Phù Tô (con trai cả) và Hồ Hợi (người con trai thứ 18, có thuyết nói là con trai út).

>> Xem thêm: 1 loại quả Việt Nam bán tràn lan khắp chợ nhưng lại từng là xa xỉ phẩm của giới quý tộc Anh

Ban đầu Phù Tô được Tần Thủy Hoàng chọn là người kế nghiệp nhưng vì mâu thuẫn trong đường lối trị quốc với cha mà Phù Tô bị điều ra biên giới. Đây cũng là lúc vị hoàng tử này bị hoạn quan Triệu Cao và người em trai Hồ Hợi mưu hại, cuối cùng ngai vàng cũng thuộc về Hồ Hợi.

>> Xem thêm: Bí ẩn khu lăng mộ cổ hàng trăm năm ở Việt Nam rộng 960m2 từng bị chôn vùi dưới lòng đất, giới chuyên môn miệt mài giải mã phương pháp xây dựng

Ám ảnh trước những âm mưu anh em ruột "thanh toán" nhau vì ngai vàng nên Hồ Hợi đã ra quyết định tàn sát tất cả anh em và những người không quy phục mình. Trong Sử ký của Trung Quốc có ghi chép lại rằng: "Hồ Hợi lên ngôi, bàn với Triệu Cao tăng thêm nhiều luật lệ, có người không phục. Hồ Hợi bàn: “Nhiều quan đại thần không phục ta. Các công tử (con trai Tần Thủy Hoàng) lại tranh giành với ta, bây giờ phải làm thế nào?”. Triệu Cao cho rằng nên giết hết những người tỏ ý thái độ bất tuân và những quan lại bị Hồ Hợi ghét. Hồ Hợi khen “phải đấy” rồi ra lệnh giết hết các đại thần chống đối và các công tử". Người cuối cùng là công tử Tương Lư cũng tự sát trong ngục giam trước khi sức giả được Hồ Hợi sai đến ra tay.

 

>> Xem thêm: Kiều Phong kịch chiến Dương Quá, ai là người chiến thắng? Kim Dung nêu 2 điểm tiết lộ đáp án

Tranh vẽ Hạng Vũ từ thời nhà Thanh

Để thoát khỏi cuộc thanh trừng này, nhiều con trai của Tần Thủy Hoàng đã phải chạy trốn khỏi kinh thành Hàm Dương, thay tên đổi họ sống với thân phận mới. Năm 207 TCN, tướng nước Sở là Hạng Vũ vốn ôm hận Tần Thủy Hoàng sâu sắc đã tiến quân vào Hàm Dương để lùng giết tất cả hoàng tộc họ Tần, ngay cả Tần Tử Anh (con trai Hồ Hợi, có thuyết nói là em trai Tần Thủy Hoàng) cũng bị y giết chết khi ra quy hàng. Sau cuộc thảm sát của Hạng Vũ, họ Doanh bị diệt hoàn toàn, điều này trùng khớp với lời sấm truyền: “Sở tuy chỉ còn 3 hộ, nhưng diệt Tần chính là Sở”.

>> Xem thêm: 3 vị sủng phi có quyền lực cao nhất lịch sử Trung Quốc, đến Hoàng Hậu cũng phải ghen tỵ

Ngay cả sau này, dù người họ Doanh có còn sót lại đi chăng nữa cũng không ai dám ho he nhận mình là con cháu Tần Thủy Hoàng, phần vì sợ bị truy sát, phần vì tiếng tăm không tốt bị dân chúng khinh ghét. Kết cục là đến ngày nay, trên đất Trung Quốc không còn bóng dáng của hậu duệ Tần Thủy Hoàng nữa.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm