Sự thật về quái vật cứ 60 năm lại xuất hiện tại Trung Hoa
Bí ẩn quái thú vùng Gevaudan – Nỗi kinh hoàng của nước Pháp / "Soi" loạt "quái thú" bí hiểm dưới đáy biển sâu
Thao Thiết cứ 60 năm lại xuất hiện một lần tại Trung Quốc.
Truyền thuyết về Thao Thiết
Theo thần thoại Trung Hoa như sách Sơn hải kinh và Tả truyện thì Thao Thiết là một trong Tứ Đại Hung Thú gồm Thao Thiết, Hỗn Độn, Đào Ngột và Cùng Kỳ. Nó được mô tả như một loài mãnh thú hung ác, có sức mạnh to lớn, rất tham ăn, thấy gì ăn nấy, là biểu tượng cho sự tham lam dục vọng.
Sách Thần dị kinh kể về loài này rất đáng sợ: “Tây nam phương hữu nhân yên, thân đa mao, đầu thượng đái thỉ, tham như ngận ác, tích tài nhi bất dụng, thiện đoạt nhân cốc vật” (Ở phía tây nam có giống người thân mình nhiều lông, trên đầu đội con lợn, tham lam độc ác, tích lũy của cải mà không dùng, giỏi cướp thóc lúa của người).
Sách Sơn hải kinh cũng có miêu tả về loài thú này như sau: “Câu Ngô chi sơn kì thượng đa ngọc, kì hạ đa đồng, hữu thú yên, kì trạng như dương thân nhân diện, kì mục tại dịch hạ, hổ xỉ nhân trảo, kì âm như anh nhi, danh viết Bào hào, thị thực nhân.” (Ở núi Câu Ngô, trên núi có nhiều ngọc, dưới núi có nhiều đồng, có loài thú ở đó, hình dạng của nó là mình dê mặt người, mắt ở dưới nách, răng như hổ, móng tay chân như người, tiếng của nó như tiếng trẻ con, tên là Bào hào, là giống ăn thịt người).
Sách Tiên tri trong Lã Thị Xuân Thu viết "Chu đỉnh trứ thao thiết, hữu thủ vô thân, thực nhân vị yết, hại cấp kỳ thân, dĩ ngôn báo canh dã" tức "Trong đỉnh đồng nhà Chu có khắc con thao thiết, có đầu mà không có thân, ăn thịt người nhưng chưa nuốt chửng đã chết rồi, nghe đời trước nói lại như vậy". Đây là miêu tả đầu tiên gắn liền con Thao Thiết với các họa tiết nhà Thương, Chu.
Hình tượng Thao Thiết xuất hiện trên các đồ vật từ xa xưa
Không chỉ trong thần thoại, hình tượng Thao Thiết còn được tìm thấy trên các vật dụng bằng đồng thời nhà Chu và nhà Thương. Thiết kế thường có hình dạng một gương mặt chính diện của thần thú, đối xứng hai bên, với cặp mắt to và thường là không có phần hàm dưới. Một số người cho rằng hình tượng này có thể được tìm thấy trong các mảnh ngọc ở thời đại đồ đá mới, chẳng hạn như trong văn hóa Lương Chử (3310–2250 TCN).
Hình ảnh Thao Thiết được nhắc đến từ thời xưa tuy nhiên thực sự phải tới thời Minh mới có những ghi chép đáng chú ý như cuốn Hoài lộc đường tập của Lý Đông Dương. Thuở xưa Thao Thiết được nhắc đến như một loài kì thú riêng biệt, sau này tới nhà Minh lần đầu tiên mới được liệt kê trong 9 đứa con của Rồng.
Hình tượng Thao Thiết qua nhiều tài liệu chung quy có các điểm chung như sau: Miệng rộng, thân ngắn, tính tình hung ác, tham lam vô độ nên thường được trang trí trên các bát ăn cốc uống nhằm nhắc nhở việc ăn uống nên điều độ.
Thao Thiết trong phim, truyện
Với tiếng tăm như vậy, hình tượng Thao Thiết từ lâu đã trở thành đề tài cho phim ảnh, truyện tranh khai thác. Trong năm 2017, nó đã được hiện thực hóa qua bộ phim Tử chiến Trường Thành (The Great Wall) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, bộ phim có sự xuất hiện của các ngôi sao Trung - Mỹ nổi tiếng như Matt Damon, Cảnh Điềm, Pedro Pascal, Willem Dafoe và Lưu Đức Hoa…
Mặc dù tác phẩm này không đạt được thành công phòng vé như mong đợi nhưng quả thật, khi được tái hiện trên màn ảnh, Thao Thiết đã khiến khán giả nào cũng rùng mình vì mọi đặc điểm đáng sợ quen thuộc đều được chăm chút rất kỹ lưỡng.
Nội dung của bộ phim nói về cuộc chiến của một lực lượng quân tinh nhuệ đã ở trên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc để chống lại đội quân quái vật tên là Thao Thiết, vốn đã từng đe dọa bờ cõi Trung Hoa từ 60 năm trước (và cứ theo chu kỳ 60 năm chúng lại xuất hiện một lần). William Garin, một nhà buôn - lính đánh thuê Công giáo, cùng với người đồng hành Pero, một nhà buôn Tây Ban Nha, lên đường tìm kiếm thuốc nổ đen từ nước Tống, trên đường đến Trường Thành đã bị quân Tống bắt giữ vì bị nghi là đạo tặc. William đã đưa cho quân Tống một chân bị chém của một con Thao Thiết khi đang trên đường đi, và đội quân Vô Ảnh đã bắt đầu nhận thức được mối nguy đang đến gần từ Thao Thiết và chuẩn bị một lực lượng tinh nhuệ 10 vạn quân, chia làm 5 đội: Cung binh (Ưng quân), Kỵ binh (Lộc quân), Lính không thương (Hạc quân), Công binh (Hổ quân) và Bộ binh hạng nặng (Hùng quân), cùng nhau chống giữ Trường Thành và đánh bại Thao Thiết từng bước.
Trong truyện tranh, phần lớn những lần Thao Thiết góp mặt đều là ở chủ đề tiên hiệp. Cuộc đụng độ giữa Hiên Viên Hoàng Đế và Xi Vưu cũng được tận dụng để làm nổi bật hình tượng con quái thú trên. Thậm chí, có cả phân đoạn Xi Vưu bị trảm, đầu rơi xuống đất hóa thành Thao Thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ