Sự thật xác ướp thuộc về nữ hoàng Ai Cập cổ đại? Chuyên gia khẳng định sẽ tìm ra
Xác ướp có mùi vị khủng khiếp, tại sao người châu Âu lại muốn ăn? / Lịch sử thăng trầm gần 1.000 năm của xác ướp Ai Cập
Trong nhiều năm qua, các nhà khảo cổ đã không ngừng tìm kiếm về ngôi mộ của nữ hoàng Ai Cập cổ đại Nefertiti, nhưng vẫn không có kết quả.
Tuy nhiên, mới đây, ông Zahi Hawass, một nhà Ai Cập học nổi tiếng, đồng thời là cựu bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập, tin rằngxác ướpmà ông đang nghiên cứu chính là Nefertiti, vị nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập thời cổ đại.
Nhà Ai Cập học Zahi Hawass cho biết: "Chúng tôi đã có ADN của các xác ướp thuộc vương triều thứ 18, từ pharaoh Akhenaten đến Amenhotep II và III. Trong đó có cả hai xác ướp vô danh mang số hiệu là KV21a và b. Vào tháng 10, chúng tôi có thể sẽ thông báo về việc phát hiện ra xác ướp của xác ướp của Ankhesenamun, vợ của vua Tut vànữ hoàng Nefertiti".
Ngoài ra, trong ngôi mộ KV35 có xác ướp của một cậu bé 10 tuổi. Nếu đứa bé này là em trai của pharaoh Tutankhamun và con trai của pharaoh Akhenaten, thì vấn đề về xác ướp của Nefertiti sẽ được giải quyết.
"Tôi chắc chắn rằng tôi sẽ khám phá trong số hai xác ướp vô danh trên đâu là nữ hoàng Nefertiti", ông Hawass cho biết thêm.
Nữ hoàng Nefertiti là vợ của pharaoh Akhenaten, người cai trị trong thời kỳ thịnh vượng của Ai Cập cổ đại. Ảnh: Getty Images
Nữ hoàng Nefertiti tên đầy đủ là Neferneferuaten Nefertiti và sống vào khoảng từ năm 1370 TCN – 1330 TCN. Nefertiti là vợ của pharaoh Akhenaten, mẹ của pharaoh Tutankhamun (hay còn gọi là vua Tut), đồng thời trở thành nữ hoàng trong thời kỳ thịnh vượng của Ai Cập cổ đại. Theo National Geographic, pharaoh Akhenaten cùng nữ hoàng Nefertiti đã tiến hành một cuộc cách mạng tôn giáo khi chỉ thờ thần Aten.
Trên thực tế, một số nhà nghiên cứu, trong đó có cả Hawass đều cho rằng, sau khi pharaoh Akhenaten qua đời, nữ hoàng Nefertiti đã nắm quyền cai trị Ai Cập trong 3 năm. Tuy nhiên, vai trò quyền lực của vị nữ hoàng này vẫn còn đang được tranh luận.
Dù xác ướp của nhiều vị pharaoh và những nhân vật quan trọng của Ai Cập cổ đại đã được phát hiện nhưng hài cốt của nữ hoàng Nefertiti vẫn chưa được xác định.
Nhà Ai Cập học Zahi Hawass tin rằng ông sẽ sớm xác định được xác ướp của nữ hoàng Nefertiti. Ảnh: Getty Images
Theo Bảo tàng Smithsonian, người Ai Cập cổ đại thường ướp xác những nhân vật quan trọng, có địa vị cao theo một quá trình kéo dài tới 70 ngày. Đầu tiên, họ sẽ lấy tất cả các cơ quan nội tạng ngoại trừ tim ra và sau đó sử dụng một dụng cụ móc đặc biệt để kéo bộ não ra qua mũi.
Các cơ quan nội tạng sau đó sẽ được đặt trong bình chứa khác và chôn cùng với xác ướp. Sau khi hoàn thành bước này, cơ thể sẽ mất nước hoàn toàn bằng cách sử dụng một loại muối đặc biệt, được gọi là natron. Loại muối này sẽ được người ướp xác sử dụng để phủ ở trong và ngoài cơ thể của người đã mất. Cuối cùng, những người ướp xác sẽ quấn vải lanh bao quanh xác ướp và đặt vào trong mộ.
Mối đe dọa với "kho báu" thời Ai Cập cổ đại?Đến nay, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn một số lượng lớn các xác ướp và kho báu vẫn chưa được khám phá kể từ thời Ai Cập cổ đại. Đặc biệt, một số kho báu từ thời Ai Cập cổ đại chưa được khám phá có thể sẽ bị mất trước khi chúng được tìm thấy và nghiên cứu.
Ông Hawass nhận định rằng, mối đe dọa chính đối với bảo tồn di sản Ai Cập là biến đổi khí hậu. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để bảo vệ các ngôi mộ ở Thung lũng các vị Vua?
Nếu cứ để tình trạng như hiện tại, thì trong một thế kỷ nữa, ông Hawass lo ngại tất cả các ngôi mộ sẽ hoàn toàn biến mất. Do đó, vị chuyên gia này cũng các cộng sự đã lên một kế hoạch để bảo vệ cho những lăng mộ và đền thờ.
Ông Hawass chia sẻ: "Mỗi năm một lần, tôi thường chụp ảnh các bức tường của đền Kom Ombo và mỗi lần tôi quay trở lại, 5% các bức phù điêu đã bị mờ. Do đó, chúng ta phải nỗ lực để kiểm soát về biến đổi khí hậu".
Nhà Ai Cập học nổi tiếng nhấn mạnh rằng, cách duy nhất để bảo tồn lịch sử của Ai Cập là mở các ngôi mộ hàng năm, đồng thời cần có quy trình đặt trước để vào các lăng mộ.
Hơn nữa, cần phải có một trung tâm nhằm kiểm soát cả về biến đổi khí hậu và du lịch. Bởi du lịch là kẻ thù của khảo cổ học. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng cần phải tìm ra điểm trung gian giữa nhu cầu du lịch phục vụ cho nền kinh tế và việc bảo tồn di tích của Ai Cập. Đây là một điều cực kỳ quan trọng.
Nefertiti, nữ hoàng sắc đẹp của Ai Cập cổ đạiNefertiti được coi là một trong bốn vị nữ hoàng nổi tiếng được nhiều người biết đến trong lịch sử Ai Cập cổ đại, bên cạnh Cleopatra, Hatshepsut và Nefertari (hoặc Nefertari Meritmut). Trong đó, Nefetiti là vị nữ hoàng nổi tiếng cả về nhan sắc và quyền lực. Bà đã cùng pharaoh Akhenaten cai trị Ai Cập cổ đại từ giữa những năm 1300 TCN.
Bức tượng bán thân tuyệt đẹp của nữ hoàng Nefertiti. Ảnh: Reuters
Vào tháng 12/1912, bức tượng bán thân tuyệt đẹp của nữ hoàng Nefertiti được tìm thấy tại thành phố cổ Amarna, một địa điểm khảo cổ lớn của Ai Cập, nhờ một nhóm khảo cổ người Đức do Ludwig Borchardt dẫn đầu.
Bức tượng cổ cho thấy gương mặt thanh tú và vẻ đẹp sắc sảo, đầy cuốn hút của nữ hoàng Nefertiti.
Thông qua bức tượng bán thân nổi tiếng được tìm thấy, người ta có thể thấy được phần nào về nhan sắc vượt trội của nữ hoàng Nefertiti cách đây hơn 3.000 năm. Dù bức tượng mới chỉ hoàn thành một bên mắt nhưng nó lại càng làm cho vị nữ hoàng này trở nên huyền bí hơn.
Kể từ năm 1923, bức tượng bán thân của nữ hoàng Nefertiti được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Berlin, Đức. Bức tượng nhanh chóng nổi tiếng và trở thành một trong những "bảo vật" nổi tiếng nhất còn tồn tại của Ai Cập cổ đại.
Đầu tháng 2/2018, các nhà khảo cổ đã tiến hành quét radar lăng mộ của pharaoh Tutankhamun ở thành phố Luxor (Ai Cập) để tìm kiếm căn phòng bí ẩn, nơi được cho là để chôn cất nữ hoàng Nefertiti.
Thế nhưng bí ẩn về xuất thân cùng lăng mộ của vị nữ hoàng sở hữu nhan sắc tuyệt mỹ này vẫn còn là một ẩn số lớn đối với các chuyên gia nghiên cứu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói