Khám phá

Tại sao ao có nước lâu ngày sẽ có cá dù không ai thả: Chúng từ đâu mà có?

DNVN - Khi các ao hồ khô cạn được bơm nước lại, không lâu sau ta thường thấy những con cá nhỏ xuất hiện dù không ai thả. Vậy chúng từ đâu đến? Có phải quan niệm dân gian "hạt cỏ ngàn năm, hạt cá vạn năm" đúng không?

Kỳ lạ! Tại sao con người không sợ xác động vật, nhưng lại sợ xác người? / Tại sao Trư Bát Giới lại nuốt chửng quả nhân sâm mà không nhai kỹ? Trên thực tế, hắn đã phát hiện ra một bí mật?

Liệu có thật rằng trứng cá có thể tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm trong đất và chỉ cần có nước là cá con có thể nở?

Rõ ràng, tất cả loài cá đều cần nước để tồn tại. Nhưng những ai từng sống ở nông thôn sẽ thấy rằng câu "ở đâu có nước, ở đó có cá" không phải là vô căn cứ. Ở những vùng quê, có nhiều ao mương bị bỏ hoang, khô cạn, nhưng chỉ sau vài cơn mưa lớn, chúng được lấp đầy nước và bỗng nhiên lại thấy cá nhỏ tung tăng. Không ai thả cá, vậy chúng từ đâu ra?

Đó là một câu hỏi thú vị!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mưa

Một trong những lý do phổ biến nhất là sự "di cư". Khi trời mưa, nước ao sẽ dâng cao, và một số loài cá có thói quen bơi ngược dòng nước sẽ dễ dàng di chuyển đến các ao mương bị cô lập trước đó. Sau các trận mưa lớn, nước mưa kết nối các ao với nhau, và một số loài cá có khả năng chịu đựng môi trường nghèo oxy có thể bơi từ ao này sang ao khác, tạo ra hiện tượng cá xuất hiện trong ao sau mưa.

Lây lan từ động vật

Một cách khác mà cá có thể đến ao là nhờ động vật. Nhiều loài thủy cầm khi tắm hoặc uống nước ở ao hồ có thể vô tình dính trứng cá vào lông hoặc chân. Khi chúng bay sang nơi khác, trứng có thể rơi xuống ao mới. Dù trứng cá chỉ sống được trong môi trường ngoài nước trong thời gian ngắn, nhưng vẫn có những trường hợp may mắn trứng rơi vào ao và nở ra cá con.

 

Một cách truyền cá thú vị khác liên quan đến loài cá chép. Vào mùa sinh sản, cá chép có thể bắn trứng vào vỏ trai. Các con trai di chuyển liên tục và đôi khi không cần nước để di cư. Nhờ "quá giang" trên vỏ trai, trứng cá được di chuyển từ ao này sang ao khác.

Phân chim

Một cách khác là qua phân chim. Có những trứng cá có thể tồn tại khi đi qua hệ tiêu hóa của chim. Mặc dù nhiều người nghi ngờ về khả năng này, nhưng một nghiên cứu từ Đại học Sinos Valley đã chứng minh rằng một số trứng cá killifish có thể sống sót sau khi được chim thiên nga hoang dã ăn vào và thải ra ngoài. Dù tỷ lệ thành công thấp, nhưng với số lượng chim lớn trong tự nhiên, việc này vẫn có khả năng xảy ra.

Mưa cá

Cuối cùng, một cách hiếm hoi nhưng ấn tượng là hiện tượng "mưa cá". Khi xảy ra lốc xoáy trên biển hoặc hồ, gió mạnh có thể cuốn theo cá và các sinh vật khác lên trời. Khi gió giảm, chúng rơi xuống và tạo nên hiện tượng mưa cá. Dù hiện tượng này không phổ biến ở Việt Nam, nhưng ở một số nước như Úc, nó diễn ra khá thường xuyên.

 

Bên cạnh những cách trên, nhiều người sống ở nông thôn có lẽ từng nghe câu "hạt cỏ ngàn năm, hạt cá vạn năm", ý nói trứng cá có thể tồn tại trong thời gian dài và chỉ cần gặp điều kiện phù hợp là chúng sẽ nở. Tuy nhiên, thực tế chỉ có một số loài cá, như killifish, có thể tồn tại trong môi trường khô hạn một thời gian, nhưng cũng chỉ kéo dài vài tháng. Quan niệm "trứng cá vạn năm" chỉ là sự phóng đại và không có cơ sở khoa học.

Những cách cá di chuyển và sinh tồn này cho thấy thiên nhiên đầy kỳ diệu và cân bằng giữa con người và tự nhiên là điều chúng ta cần trân trọng và bảo vệ.

1

Bảo Ngọc (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm