Tại sao cốc nước uống để qua đêm có vị lạ?
Các nhà khí hậu học thế giới nghiên cứu về bão lũ nghiêm trọng ở Việt Nam / Tranh cãi về 'hổ phách máu' trong nghiên cứu khủng long
Hóa ra, hiệu ứng này không phải hoàn toàn do đầu óc bạn. Theo các chuyên gia, những thay đổi hóa học không dễ phát hiện đã xảy ra qua đêm, có thể thực sự làm thay đổi thành phần của nước, khiến nó có vị chua axit phảng phất hơn bình thường.
Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng, vì các thay đổi này không nguy hiểm với người.
Bản chất của sự thay đổi này cùng với lí do tại sao nước đóng chai lại có hạn sử dụng đã được lí giải trong một đoạn video mới đăng tải trên trang Discovery News.
Bản thân nước không có protein hay đường, nên các vi trùng không phân hủy chúng giống như luôn làm với thực phẩm. Vì vậy, nước không "ôi hỏng" theo cùng cách với thức ăn.
Dẫu vậy, thành phần hóa học của nước có thể thay đổi. Khi để mở tiếp xúc với không khí qua đêm trong cốc thủy tinh, nước sẽ hấp thu một số cácbon điôxit (CO3). Một phần nhỏ trong số này được biến chuyển thành axit cácbonic (H2CO3).
"Một số axit cácbonic sẽ mất 1 - 2 proton, tạo thành cácbonát hoặc bicácbonát. Điều này làm giảm độ PH của nước, khiến nó có tính axit phảng phất, làm thay đổi mùi vị. Vậy điều này có đồng nghĩa nước không còn an toàn để uống? Có thể là không, trừ phi bạn là động vật có vỏ như trai, sò hay tôm, cua", trích giải thích của Discovery News.
Axit cácbonic tạo thành bicácbonát nhiều gấp 4 triệu lần cácbonát. Trong khi đó, các động vật có như trai, sò hay tôm, cua sử dụng cácbonát để tạo dựng lớp vỏ của chúng, nên nước biến đổi thành phần hóa học sẽ khiến chúng có ít cácbonát hơn. Bên cạnh đó, tính axit tăng lên có thể hòa tan vỏ của tôm, cua và các sinh vật biển khác.
Hiện tượng này rất đáng quan tâm, đặc biệt khi mức độ axit trong các đại dương trên khắp thế giới đã tăng lên kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, do sự gia tăng lượng cácbon trong không khí.
Sự thay đổi nhỏ về tính axit trong cốc nước lọc để qua đêm của bạn sẽ không gây tổn hại cho bạn. Tuy nhiên, nước tiếp xúc với không khí trong thời gian kéo dài, chẳng hạn như vài ngày, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Nước để quá lâu cũng có thể trở thành môi trường sinh trưởng thích hợp của tảo và ấu trùng của muỗi.
Đoạn video hé lộ, đó là lí do tại sao các thủy thủ từng mang theo bia và rượu rum cho các chuyên đi dài ngày của họ, do cồn bảo vệ chất lỏng khỏi sự tấn công của các vi sinh vật thường sinh sôi phát triển trong nước ngọt.
Đối với nước đóng chai, chúng sẽ an toàn vô thời hạn chừng nào còn được bảo quản đúng cách. Bản thân nhựa có thể thẩm thấm qua đôi chút, đồng nghĩa với việc chúng không nên được lưu trữ gần các hóa chất nguy hiểm.
Một số loại nhựa cũng tiết ra một chất phá hủy hoóc môn có tên gọi bisphenol A vào nước khi đun nóng, nên đây là lí do tại sao nước đóng chai không nên để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Do đó, dù nước trong chai không "ôi hỏng", nhựa làm chai đựng có thể làm thay đổi đôi chút mùi vị của nó theo thời gian. Đây là lí do các nhà sản xuất đưa ra hạn dùng trên nhãn sản phẩm nước đóng chai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?