Khám phá

Tại sao Đường Tăng lại đặt tên cho Trư Ngộ Năng là "Bát Giới"?

DNVN - Trong tác phẩm Tây Du Ký, một trong những nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ và cũng đầy thú vị chính là Trư Bát Giới. Dù mang trong mình vô vàn khuyết điểm, Trư Bát Giới lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình thỉnh kinh gian nan của Đường Tăng.

CLIP: Linh dương thoát hiểm ngoạn mục trước hàm cá sấu và móng vuốt sư tử / Yếu tố nào giúp trăn Anaconda là 'quái vật' đáng sợ nhất rừng Amazon?

Trư Bát Giới, vốn là một trong ba đồ đệ của Đường Tăng, từng giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái, chỉ huy tám vạn thủy binh dưới chướng Thiên Đình. Tuy nhiên, một lần say rượu trong bữa tiệc của các vị thần, Trư Bát Giới đã có hành động tán tỉnh Hằng Nga, khiến nàng phải tố cáo với Ngọc Hoàng. Kết quả là, Thiên Bồng Nguyên Soái bị đày xuống trần gian, chuyển hóa thành hình hài con lợn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, cái tên "Bát Giới" không phải ngẫu nhiên mà có. Trư Bát Giới còn được gọi là Trư Ngộ Năng – cái tên này do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt, với hàm ý “con heo nhận ra khả năng của mình”. Đây là sự nhắc nhở về bản tính kiêu ngạo và tự đánh giá quá cao bản thân của Bát Giới, dù thực chất hắn chỉ là một con lợn xấu xí.

Với Đường Tăng, tên gọi "Bát Giới" mang một ý nghĩa sâu sắc hơn nữa. "Bát Giới" không chỉ là một cái tên, mà còn là một lời nhắc nhở về "tám giới ràng buộc", những nguyên tắc mà Trư Bát Giới phải tuân thủ để tự cải thiện mình. Cụ thể, tám giới này bao gồm:

Không sát sinh

Không trộm cắp

 

Không tà dâm

Không nói dối

Không uống rượu

Không ăn mặc diêm dúa

Không nằm hay ngồi trên giường cao rộng

 

Không ăn uống sau giờ chánh ngọ

Những giới này không chỉ là bài học cho Bát Giới mà còn là giáo lý Phật giáo dành cho các tín đồ tu tại gia. Thậm chí, một số tài liệu còn cho rằng có đến 10 giới, thay vì chỉ 8. Một số quan điểm khác lại cho rằng cái tên "Bát Giới" còn xuất phát từ việc Bát Giới tuân theo giới hạnh của Quan Thế Âm Bồ Tát, kiêng kỵ "ngũ huân" và "tam yến" (ngũ huân bao gồm hành, tỏi, tiêu, ớt, rau thơm; tam yến bao gồm chim nhạn, chó, cá chim).

Trư Bát Giới là hình ảnh tượng trưng cho những tính xấu trong con người: lười biếng, tham ăn và háo sắc. Dù không ít lần khiến Đường Tăng và các sư huynh phải lao đao vì thói hư tật xấu, Trư Bát Giới cũng không ngừng ghen tị và tìm cách hạ bệ Tôn Ngộ Không. Nhưng chính qua quá trình cùng Đường Tăng và các sư đồ vượt qua muôn vàn thử thách, Trư Bát Giới đã dần dần thay đổi, lột xác và hoàn thiện bản thân.

Có thể thấy, hành trình đi thỉnh kinh không chỉ là chuyến đi tìm kiếm kinh điển, mà còn là một hành trình tu luyện, tự sửa mình và hoàn thiện bản thân. Đó chính là thông điệp sâu sắc mà tác phẩm Tây Du Ký muốn truyền tải: mỗi con người, dù mang trong mình những yếu điểm, cũng có thể thay đổi và phát triển nếu biết tu dưỡng và hoàn thiện mình.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm