Khám phá

Tại sao Hòa Thân bốc cát bỏ vào cháo cứu nạn liền được Càn Long trọng thưởng, trăm năm sau người đời còn ngợi ca?

Hành động thể hiện sự thông minh, tài trí của Hòa Thân - một tên tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.

Đều bị trộm cắp và tàn phá nhưng vì 2 lý do này, lăng mộ Càn Long được mở cửa cho khách tham quan còn lăng mộ Khang Hi thì không / Càn Long hỏi: "Trẫm hết tiền thì phải làm sao?", Hòa Thân đáp 1 câu gây giật mình, báo trước kết cục thê thảm của Thanh triều

Nói đến Hòa Thân, chúng ta chắc chắn nghĩ ngay đến hình ảnh một tên tham quan tai to mặt lớn. Nhưng sau khi tìm hiểu sử sách, bạn chắc chắn sẽ phát hiện Hòa Thân cũng không hẳn là một người như vậy. Hòa Thân trong lịch sử, không những không hề xấu xí mà còn vô cùng có học thức, tài hoa uyên bác. Trong một lần cứu trợ thiên tai, Hòa Thân đã nghĩ ra kế trộn lẫn cát vào trong cháo cứu trợ. Ý tưởng này lại được Càn Long vô cùng tán thưởng, trăm năm sau thế nhân vẫn công nhận, chuyện là thế nào?

Tại sao Hòa Thân bốc cát bỏ vào cháo cứu nạn liền được Càn Long trọng thưởng, trăm năm sau người đời còn ngợi ca? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Hòa Thân sinh ra đã mang gia cảnh không tầm thường, xuất thân từ một gia đình hoàng tộc nhưng cuộc đời lại không mấy may mắn. Năm 3 tuổi mất mẹ, đến năm 9 tuổi cha cũng ra đi. Từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ khiến cuộc sống không hề dễ dàng, thường bị con cháu những gia tộc khác bắt nạt. Cho nên Hòa Thân từ nhỏ đã rất nỗ lực, kiên trì vượt lên, không muốn để kẻ khác đè đầu cưỡi cổ.

Hoàng Đế Càn Long khi ấy đứng đầu Đại Thanh, rất tự tin vào khả năng cai trị của mình, quen sống trong xa hoa nhung lụa. Nhờ có Hòa Thân là một cao thủ “quản lý tài chính” thì mới có thể quản lý tốt ngân khố, điều này khiến Càn Long rất vừa lòng.

Tại sao Hòa Thân bốc cát bỏ vào cháo cứu nạn liền được Càn Long trọng thưởng, trăm năm sau người đời còn ngợi ca? - Ảnh 2.

Thời Càn Long thường xảy ra nhiều thiên tai, do khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên mỗi khi có hạn hán hay lũ lụt,... mùa màng của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lương thực cạn kiệt, người dân rơi vào cảnh khốn cùng. Có một lần ở phương Nam xảy ra thiên tai lớn, nhân dân bần hàn, các quan lại địa phương liên tục dâng tấu chương xin cứu trợ thiên tai. Càn Long khi ấy đã cử ra nhiều đại thần đến tận địa phương phân phát lương thực cứu trợ. Nhưng lương thực cứu trợ ngày một ít mà số người đến nhận cứu trợ lại ngày càng nhiều. Chỉ cần là người tinh ý một chút nhìn qua sẽ nhận ra có không ít người giả bộ làm người dân bị nạn đến lấy đồ tiếp tế do triều đình phân phát.

Tại sao Hòa Thân bốc cát bỏ vào cháo cứu nạn liền được Càn Long trọng thưởng, trăm năm sau người đời còn ngợi ca? - Ảnh 3.

Nhưng các đại quan nhận ra trong số những người ở đó thực sự có những người dân bị nạn. Nếu ngừng cấp phát cháo, họ sẽ không có gì để ăn, thậm chí là sẽ chết vì đói. Càn Long hay tin liền cử Hòa Thân đến tận nơi phân phát cháo tại vùng thiên tai. Hòa Thân dù nổi tiếng là một tên tham quan nhưng thực sự có tài. Khi hắn đến nơi, trời như thiêu như đốt, khắp nơi đều tỏa ra hơi thở của thiên tai, sự diệt vong. Hòa Thân thấy vậy lập tức bắt tay vào phân phát cháo, nhưng hắn còn bốc nắm cát bỏ vào cháo khiến các quan đại thần đều kinh ngạc không thôi.

Tại sao Hòa Thân bốc cát bỏ vào cháo cứu nạn liền được Càn Long trọng thưởng, trăm năm sau người đời còn ngợi ca? - Ảnh 4.

Sau đó Hòa Thân đã giải thích với Càn Long, vì nhiều người đến lấy cứu trợ không thực sự là nạn nhân của hạn hán. Nếu để tình trạng này kéo dài, nguồn lương thực ngày càng cạn kiệt, mà nạn dân cũng không nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ triều đình. Nhưng nếu bỏ cát vào cháo, những kẻ giả danh sẽ không thể nuốt được, những nạn dân thực sự vì quá đói nên sẽ không để tâm quá nhiều khi có một chút cát trong cháo.

 

Càn Long sau khi nghe Hòa Thân giải thích cũng cảm thấy rất có lý nên đã trọng thưởng. Sau đó, các đại quan trong triều cũng học theo cách này, tiến hành phân phát cháo cho nhân dân những vùng hạn hán, quả nhiên những kẻ mạo danh đến ít hơn hẳn, những người thực sự khốn khó được giúp đỡ tận tình. Tiếng lành đồn gần, tiếng xấu vang xa. Mặc dù Hòa Thân làm ra không ít chuyện tốt nhưng việc hắn là một tên tham quan vẫn lưu danh muôn thuở.

Tại sao Hòa Thân bốc cát bỏ vào cháo cứu nạn liền được Càn Long trọng thưởng, trăm năm sau người đời còn ngợi ca? - Ảnh 5.

Sau này, tại Hà Bắc lại xảy ra hạn hán, viên quan lúc đó không sử dụng phương thức mà Hòa Thân đưa ra, phát theo cách thông thường. Nhưng rất nhiều người phát hiện tình hình càng lúc càng tồi tệ và không thể khống chế. Nạn dân càng ngày càng nhiều, những kẻ giả mạo nạn dân chiếm không ít. Vấn đề căn bản không thể giải quyết một cách triệt để, vẫn có người chết đói vì thiên tai.

Tại sao Hòa Thân bốc cát bỏ vào cháo cứu nạn liền được Càn Long trọng thưởng, trăm năm sau người đời còn ngợi ca? - Ảnh 6.

Sau đó, những viên quan này mới bắt đầu dùng phương pháp của Hòa Thân, cho cát lẫn vào thức ăn. Không ngờ sự tình quả nhiên chuyển biến tích cực. Cũng ít xuất hiện trường hợp người dân chết đói ven đường. Lúc này mọi người mới nhận ra trí tuệ sắc bén của Hòa Thân. Thậm chí hàng trăm năm sau vẫn có người tán thưởng, ngợi ca.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm