Tại sao người Ấn Độ lại có nốt ruồi đỏ giữa trán?
Những “ám ảnh” kinh hoàng về "hủ tục" khiến phụ nữ Ấn Độ phát sợ / Cái chết đầy bí ẩn với vết đen trên cổ của "thợ săn ma" Ấn Độ
Bindi xuất phát từ bindu, có nghĩa là: một giọt, dấu chấm hay hạt nhỏ, theo tiếng Phạn thì mang ý nghĩa miêu tả về con mắt thứ ba thần bí của loài người. Bindi có nguồn gốc từ truyền thống Hindu, là điểm trang trí màu đỏ nằm giữa hai lông mày, tại vị trí trung tâm của trán; được dùng phổ biến ở Nam Á, đặc biệt tại các nước Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Mauritius và Sri Lanka.
Ảnh minh họa
Bindi truyền thống
Trong phong tục cổ xưa, màu đỏ của Bindi mang ý nghĩa tượng trưng cho việc hiến tế máu nhằm xoa dịu các vị thần. Khu vực giữa lông mày mày gọi là Aijna, được coi là luân xa thứ sáu, vị trí ẩn chứa sự thông minh tiềm ẩn của con người. Chấm đỏ được tô ở Aijna dùng để lưu lại năng lượng trong cơ thể và kiểm soát sự tập trung; biểu trưng cho ánh sáng, sự thịnh vượng và may mắn trong cuộc đời của nhân loại.
Người Hindu tin rằng mỗi người đều có con mắt thứ ba ở bên trong, đôi mắt thường để quan sát thế giới bên ngoài còn con mắt thứ ba ẩn bên trong để hướng đến thần linh. Vì vậy Bindi là sự bày tỏ tấm lòng thành kính cũng như là lời nhắc nhở con người luôn hướng về Thần trong suy nghĩ và hành động.
Theo quan niệm của xã hội Aryan cổ đại, Bindi chỉ ra thân phận của nữ giới. Chỉ những người đã kết hôn mới được điểm dấu chấm trán màu đỏ; cô dâu sẽ mặc quần áo lấp lánh, trang điểm lộng lẫy và được chồng điểm Bindi trên trán; đó là dấu hiệu của sự sự sung túc, hạnh phúc và bảo hộ duy trì về giống nòi. Còn các góa phụ không được điểm Bindi và phải mặc đồ đen tượng trưng cho sự mất mát.
Bên cạnh đó, Bindi được cho là mang lợi ích về mặt sức khỏe. Vị trí giữa hai chân mày được gọi là Ấn đường theo Đông Y, khi tác động xoa bóp vào khu vực này sẽ kích thích cơ mặt hoạt động, giúp máu lưu thông và từ đó duy trì độ săn chắc của cơ, nuôi dưỡng da, hạn chế sự lão hóa, giúp đầu óc tỉnh táo, giảm căng thẳng thần kinh.
Bindi ngày nay
Bindi có nguồn gốc từ thời cổ đại nhưng theo thời gian ý nghĩa của nó trong cuộc sống dần bị xóa nhòa. Ngày nay Bindi được dùng phổ biến khắp thế giới như một hình thức trang trí, làm đẹp cho con người. Vì vậy mà hình thức, màu sắc về Bindi đã có sự phá cách với nhiều biến thể đa dạng, phong phú.
Văn hóa Ấn Độ vẫn gìn giữ ý nghĩa truyền thống tôn nghiêm của Bindi nhưng cách thức trang trí về nó đã có nhiều điểm đổi mới. Theo tập tục cổ xưa, dấu chấm đỏ sẽ được làm bằng máu bò và bụi bẩn hay từ bột châu sa. Hiện nay, Bindi mang nhiều màu sắc khác nhau và được làm từ các loại phụ kiện như ngọc, đá quý, vàng bạc…
Bindi cũng không dùng trong phạm vị phụ nữ đã lập gia đình mà mở rộng cho trẻ em, thiếu nữ chưa chồng và nam giới. Với trẻ nhỏ, Bindi giúp chúng tránh khỏi bệnh tật và ma quỷ, đàn ông thì dùng Bindi vào những dịp lễ hội, đám cưới còn những cô gái trẻ chưa chồng, dấu chấm trán sẽ làm tôn lên vẻ đẹp bí ẩn của người phụ nữ. Phái nữ còn độc thân thường dùng chấm màu đen, phụ nữ có chồng là chấm màu đỏ và màu sắc, hình dáng có thể thay đổi theo sở thích của mỗi người.
Bindi dần trở nên nổi tiếng và vượt ra ngoài phạm vi Nam Á, những người không theo đạo Hindu vẫn sử dụng dấu chấm trán như một xu hướng thời trang. Đặc biệt là trong giới giải trí, các ngôi sao nổi tiếng sử dụng Bindi với nhiều kiểu trang trí khác nhau để tạo điểm nhấn trong phong cách.
Điều này dấy lên tranh cãi và với nhiều người Hindu đó là một sự chiếm đoạt văn hóa, làm mai một đi ý nghĩa thiêng liêng của Bindi. Đáng tiếc, đạo lý và tục lễ truyền thống đã bị thay đổi và biến mất dần theo sự phát triển của xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?