Tại sao Quan Âm tìm 4 đồ đệ cho Đường Tăng đều là người phạm luật trời? Chỉ cần đọc tên bốn người là bạn sẽ hiểu
Trong 'Tây Du Ký', tại sao quái vật đầu tiên mà Đường Tăng gặp lại là con hổ tinh? Quan Thế Âm Bồ Tát muốn làm gì? / Yêu quái duy nhất trong Tây Du Ký từng ăn thịt Đường Tăng và đã được Đường Tăng giấu kín nhiều năm, đến cả Ngộ Không cũng không biết
Trong nguyên tác "Tây Du Ký", khi Bồ Tát Quán Thế Âm theo lời dặn của Như Lai đi tìm người ở phía Đông thổ tới Tây thiên lấy chân kinh, trên đường đi đã gặp Sa Tăng, Trư Bát Giới, Bạch Long Mã và Tôn Ngộ Không. Mỗi lần gặp, Quán Thế Âm đều giáo hóa và dặn họ đợi Đường Tăng đi qua sau đó phò tá sư phụ tới Tây thiên lấy kinh.
Quan Âm tìm 4 đồ đệ cho Đường Tăng đều là người phạm luật trời.
Đầu tiên là Tôn Ngộ Không (Tề Thiên Đại Thánh) là đại đồ đệ của Đường Tăng trong "Tây Du Ký". Tôn Ngộ Không là con khỉ sinh ra từ một hòn đá. Sau đó được Bồ Đề Tổ Sư thu nhận và dạy dỗ, đồng thời truyền cho hầu tử 72 phép Địa sát biến hoá thần thông quảng đại. Sau khi nổi loạn ở thủy cung, địa cung và thiên cung cuối cùng bị Phật Tổ giam cầm dưới ngọn núi Ngũ hành. Sau 500 năm, Tôn Ngộ Không được giải thoát và đi theo Đường Tăng tới Tây thiên lấy chân kinh.
Tạo hình thầy trò Đường Tăng trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986.Đồ đệ thứ 2 là Trư Bát Giới, (Thiên Bồ Nguyên Soái), người chỉ huy hơn 8 vạn thuỷ binh ở thiên đình, tu luyện thành thạo 36 phép Thiên cang của Đạo giáo. Tuy nhiên, vì trêu ghẹo Hằng Nga, vi phạm quy tắc của thiên đình và bị đày xuống trần gian.
Đồ đệ thứ 3 là Sa Tăng. Khi ở Thiên Đình, Sa Tăng là Quyển Liêm đại tướng trên thiên đình, chỉ vì nhỡ tay làm vỡ chiếc cốc lưu ly mà bị Ngọc Hoàng đày xuống làm yêu quái ở Lưu Sa Hà nơi hạ giới.
Người cuối là Bạch Long Mã. Bạch Long Mã chính là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Vương. Vào ngày cưới, sau khi phát hiện vợ mình là là Công Chúa Vạn Thánh qua lại với Cửu Đầu Trùng, Bạch Long Mã đã đốt cháy viên ngọc Dạ Minh Châu, vốn là món quà cưới được Ngọc Hoàng ban tặng. Cũng chính vì vậy mà Bạch Long phạm tội với Ngọc Hoàng và bị xích lại giam giữ.
Tại sao cả 4 người trên đều phạm luật trời, nhưng Quan Âm lại chọn họ làm đệ tử để bảo vệ Đường Tăng đi thỉnh kinh?
Tác phẩm "Tây Du Ký" ẩn chứa rất nhiều chi tiết bí ẩn mà có lẽ dành cả một đời nghiên cứu, giải mã vẫn chưa hết trong số đó là 4 đồ đệ của Đường Tăng là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bạch Long Mã.
Bốn đồ đệ của Đường Tăng là Tôn Ngộ Không, Sa Ngộ Tĩnh, Trư Ngộ Năng và Ngộ Ký (tức Bạch Long Mã) đều có chung một chữ “Ngộ”. Trong Phật giáo, chữ "Ngộ" có nghĩa là “Giác Ngộ" và là một điều tối quan trọng đối với người tu luyện.
"Ngộ" bao gồm cả sự lĩnh hội về pháp lý mà sư phụ đã chỉ dạy, có thể nhận thức mọi thứ theo cái nhìn của một người tu luyện, hiểu biết về những mối quan hệ trong xã hội, gia đình, cũng như nhận thức về nghiệp bệnh và ma nạn mà người đó phải trải qua.
Chữ “Không” trong Tôn Ngộ Không: Chữ “Không” có nghĩa là xả bỏ tất cả tâm chấp trước và dục vọng. Được sinh ra từ một hòn đá, Ngộ Không vốn không có thân thể người thường và được hiện thân thành một con khỉ. Tuy không có bất kỳ kinh nghiệm nào của con người và không có nhiều quan niệm của người thường, nhưng Ngộ Không là một người học hỏi nhanh chóng và tinh thông.
Chữ “Năng” trong Trư Ngộ Năng: Chữ “Năng” là nói đến những tâm tính bản năng, tính tham và dục: tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Vì thế mà pháp danh của Bát giới là Ngộ năng.
Chữ “Tĩnh” trong Sa Ngộ Tĩnh: Chữ “Tĩnh” là nói về tâm thanh tịnh và trong sạch. Nó cũng mang ý nghĩa là loại trừ đi nhân tâm. Tĩnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tĩnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.
Chữ Ký trong Ngộ Ký: Ngộ Ký (chữ ký có nghĩa chạm trổ, ghi chép) là chạm trổ trên chữ Ngộ, thể hiện vai trò phò giá trên con đường đi tìm chân lý. Bạch Long Mã là chú ngựa thần có xác thân cương kiện, giúp Đường Tăng tới được Lôi âm. Trong "Tây Du Ký" ở hồi 62, Bạch Long Mã cùng sư huynh chiến đấu yêu quái và sau đó còn bảo vệ hành lý khi Sa Tăng bị bắt.
Trong cuốn tiểu thuyết "Tây Du Ký", mỗi chi tiết, mỗi cái tên đều ẩn chứa những nội dung đáng chú ý. Sau khi thu nhận để tử, Đường Tăng đều ban pháp danh cho họ: Tôn Ngộ Không, Sa Ngộ Tĩnh, Trư Ngộ Năng và Ngộ Ký (tức Bạch Long Mã). Pháp danh của họ khi kết hợp lại với nhau như thông điệp về sự giác ngộ thoát khỏi “tham, sân, si” trong bản chất con người, đối mặt với khuyết điểm trong lòng và sửa chữa chúng, đạt được mục tiêu hợp nhất thân tâm.
Sư phụ Đường Tăng được xây dựng với hình tượng con người phàm tục, các đồ đệ tuy xuất thân thần tiên, nhiều thần thông biến hóa nhưng đều "có vết", đều cần thay đổi. Đặc biệt, hình ảnh kết hợp của thầy trò Đường Tăng lại ẩn giấu một ý nghĩa quan trọng và sâu sắc hơn khi tượng trưng cho chí tu hành, quyết vượt qua bao nhiêu khó khăn để đạt tới thành công. Quá trình đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng thực ra là quá trình con người vượt qua chính mình để đạt đến cảnh giới của sự giác ngộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?