Tại sao thời gian trôi nhanh hơn khi chúng ta lớn lên?
"Ốc đảo ảo ảnh" của Sao Hỏa khiến giới khoa học lạc lối nhiều năm? / Sinh vật lai mang "quyền năng" bí ẩn ở đền cổ 2.000 năm
Sự gia tăng thời gian chủ quan theo tuổi tác này đã được các nhà tâm lý học ghi nhận rất rõ, nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về nguyên nhân. Một giả thuyết khác được đề xuất bởi Giáo sư Adrian Bejan lập luận dựa trên tính chất vật lý của quá trình xử lý tín hiệu thần kinh. Ông đưa ra giả thuyết rằng, theo thời gian, tốc độ chúng ta xử lý thông tin thị giác sẽ chậm lại và đây là điều khiến thời gian "tăng tốc" khi chúng ta lớn lên.
Khi chúng ta già đi, kích thước và độ phức tạp của mạng lưới nơ-ron trong não của chúng ta tăng lên - các tín hiệu phải đi qua khoảng cách truyền tín hiệu lớn hơn và do đó, quá trình xử lý tín hiệu mất nhiều thời gian hơn.
Hơn nữa, lão hóa làm cho các dây thần kinh của chúng ta tích tụ các tổn thương, tạo ra khả năng chống lại dòng tín hiệu điện, và tiếp tục làm kéo dài thời gian xử lý thông tin. Bejan cho rằng thời gian xử lý chậm hơn dẫn đến việc chúng ta nhận thấy ít "khung hình trên giây" hơn - thời gian thực tế trôi qua nhiều hơn giữa nhận thức về mỗi hình ảnh tinh thần mới. Đây là điều dẫn đến thời gian trôi qua nhanh hơn. Khi chúng ta còn trẻ, mỗi giây trong thời gian thực lại chứa đựng nhiều hình ảnh tinh thần hơn. Giống như một máy ảnh quay chậm có thể chụp hàng nghìn hình ảnh mỗi giây, thời gian dường như trôi qua chậm hơn.
Lập luận của Bejan là trực quan và dựa trên các nguyên tắc đơn giản của vật lý và sinh học. Như vậy, đó là một lời giải thích thuyết phục cho hiện tượng phổ biến này. Tuy nhiên, đó không phải là lời giải thích duy nhất hiện có.
Một số giải thích đã được đưa ra để giải thích hiện tượng này. Đó là do nhận thức của chúng ta về thời gian tương đối với thời gian chúng ta đã sống. Ví dụ, nếu bạn là một đứa trẻ năm tuổi, thì hai năm vừa qua của cuộc đời sẽ chiếm 40% quãng đời bạn đã sống và có thể là 100% trí nhớ có ý thức. Nhưng khi bạn là một người đàn ông 50 tuổi, thì hai năm qua chỉ chiếm 4% tổng số quãng đời có thể nhớ lại của bạn. Vì vậy, đối với một đứa trẻ, hai năm dường như kéo dài mãi mãi, nhưng đối với một người lớn, hai năm đó thậm chí có vẻ không dài chút nào.
Một giả thuyết khác là khi chúng ta già đi, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, nhịp tim và hơi thở cũng theo đo mà chậm đi. Trong khi đó, nhịp sinh học của trẻ con lại đập nhanh hơn khiến nhịp tim, hơi thở cũng nhanh hơn, theo đó, trong một khoảng thời gian cố định để chờ đợi một sự kiện như sinh nhật, nghỉ hè hay Tết thì trẻ con sẽ cảm thấy rất lâu mới tới, còn người lớn thì lại thấy chúng đến quá nhanh.
Một giả thuyết khác lại cho rằng con người nhận thức thời gian trôi qua tương đương với lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận được. Khi trẻ con phải phân tích những vấn đề phức tạp, não của chúng mất nhiều thời gian để xử lý hơn, đồng nghĩa với việc cảm thấy thời gian trôi qua chậm hơn.
Điều này cũng góp phần giải thích việc “thời gian trôi chậm hơn” vào thời khắc trước một vụ tai nạn hay cú sốc. Những bối cảnh không quen thuộc thường chứa nhiều thông tin buộc bộ não phải xử lý.
Trên thực tế, khi phải đối mặt với những tình huống mới, bộ não của chúng ta sẽ ghi lại từng ký ức một cách chi tiết và do đó não phản ánh các sự kiện diễn ra chậm hơn so với sự kiện thực tế. Điều này cũng được chứng minh khi bạn nhìn thấy vật nào đó rơi tự do, bạn sẽ thấy nó rơi rất chậm trước mặt bạn nhưng thực tế thì nó vẫn rơi với tốc độ vốn có.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào