Khám phá

Tầm quan trọng của nốt ruồi trong chuyện làm đẹp của quý tộc thời xưa, đến nỗi chẳng ai dám ra đường mà không có nét chấm phá này trên mặt

Giới quý tộc phương Tây rất xem trọng nốt ruồi trên gương mặt, nếu như không có, họ sẵn sàng tự tạo thêm nét chấm phá này để không thua kém ai.

Thái Lan phóng thành công vệ tinh an ninh đầu tiên / Bằng chứng sốc về sự sống "không thể tin nổi" chiếm cứ các "Mặt Trời ma"

Từ xa xưa, người ta đã sáng tạo ra nốt ruồi nhân tạo để làm một "phụ kiện" làm đẹp thiết yếu của giới quý tộc. Không một người quý tộc nào có thể mạo hiểm đi dự tiệc chiêu đãi hay vũ hội mà không có nốt ruồi trên mặt. Họ cũng coi những nốt ruồi như một công cụ dùng để tán tỉnh.

Tầm quan trọng của nốt ruồi trong chuyện làm đẹp của quý tộc thời xưa, đến nỗi chẳng ai dám ra đường mà không có nét chấm phá này trên mặt - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Vậy những mụn nốt ruồi đã được người xưa sáng tạo như thế nào?

Những nốt ruồi nhân tạo đầu tiên được phát minh bởi người phương Đông. Họ tin rằng, một cô gái phải có ít nhất một nốt ruồi trên mặt. Nếu ai không có nét chấm phá tự nhiên ấy, thì họ sẽ được bổ sung lên gương mặt với sự trợ giúp của một miếng thạch cao đen, vải taffeta hoặc nhung, được dán lên mặt, ngực hoặc vai dưới dạng một hình tròn. Hoặc cao cấp hơn là họ sẽ dùng một loại keo đặc biệt, bao gồm đá quý nghiền nát và dầu thơm để tạo ra những nốt ruồi nhân tạo.

Tầm quan trọng của nốt ruồi trong chuyện làm đẹp của quý tộc thời xưa, đến nỗi chẳng ai dám ra đường mà không có nét chấm phá này trên mặt - Ảnh 2.

Thông thường những nốt ruồi nhân tạo có hình tròn. Nhưng những phụ nữ táo bạo ở Châu Âu đã phá cách hơn khi dán nốt ruồi với hình dạng ngôi sao, trái tim và thậm chí là hình động vật. Những nốt ruồi với diện tích lớn cũng là một phương pháp làm đẹp để che đi những khiếm khuyết trên khuôn mặt.

Những nốt ruồi nhân tạo thường được dán gần khóe miệng, trước mắt, làm cho khuôn mặt như đang cười.

 

Tầm quan trọng của nốt ruồi trong chuyện làm đẹp của quý tộc thời xưa, đến nỗi chẳng ai dám ra đường mà không có nét chấm phá này trên mặt - Ảnh 3.

Nốt ruồi nhân tạo trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ 17, khi vua Louis XIV nắm quyền. Tại Pháp, các nốt ruồi nhân tạo đã trở nên đắt giá hơn cả vải nhung, loại vải quý giá vào thời điểm đó.

Người Anh gọi nốt ruồi là "vết đốm xinh đẹp". Còn người Nga gọi chúng là nốt ruồi vì người ta cho rằng chúng trông giống những con ruồi nhỏ.

Các quan chức, quý tộc đều sở hữu những nốt ruồi nhân tạo mà không phân biệt giới tính. Những nốt ruồi nhân tạo có thể được nhìn thấy trên khuôn mặt của cả phụ nữ và đàn ông. Thời gian đó, các quý ông đi giày cao gót và đội tóc giả, đồng thời cũng trang điểm rất đậm. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi họ cũng dùng những nốt ruồi để như 1 "phụ kiện" làm đẹp giống như phụ nữ.

Tầm quan trọng của nốt ruồi trong chuyện làm đẹp của quý tộc thời xưa, đến nỗi chẳng ai dám ra đường mà không có nét chấm phá này trên mặt - Ảnh 4.

Tầm quan trọng của nốt ruồi trong chuyện làm đẹp của quý tộc thời xưa, đến nỗi chẳng ai dám ra đường mà không có nét chấm phá này trên mặt - Ảnh 5.

Tầm quan trọng của nốt ruồi trong chuyện làm đẹp của quý tộc thời xưa, đến nỗi chẳng ai dám ra đường mà không có nét chấm phá này trên mặt - Ảnh 6.

Có một vài tài liệu lịch sử ghi chép lại rằng, nốt ruồi nhân tạo từng là chủ đề của những cuộc tranh chấp nghiêm trọng tại tòa án. Người ta tranh cãi rằng số lượng nốt ruồi có thể được dán cùng lúc lên mặt bao nhiêu là đủ. Và liệu có đàng hoàng không khi có nhiều hơn 3 nốt ruồi trên mặt?

 

Và người xưa đã cố gắng giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của "Sổ đăng ký nốt ruồi". Trong đó sẽ ghi chép đầy đủ hình dạng, màu sắc, số lượng và các vấn đề khác liên quan đến nốt ruồi nhân tạo. Nhưng vẫn có những quý cô, quý bà đã dán nhiều hơn 10 nốt ruồi trên mặt cùng một lúc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm