Khám phá

Tam quốc diễn nghĩa: Nếu Lã Bố không hủy hôn ước, Tào Tháo chưa chắc đã chiếm được ưu thế

Lã Bố đồng ý gả con gái cho Viên Diệu, con trai Viên Thuật, nhưng bị cha con Trần Khuê và Trần Đăng thuyết phục, nên đã trở mặt với Viên Thuật, đem con gái về. Khiến liên minh quân sự của họ Viên và Lã bị tan vỡ.

Lã Bố giết Đổng Trác: 3 điểm cực đáng ngờ nhiều người chưa biết / Tam quốc diễn nghĩa: Nếu không có nhân vật ít tiếng tăm này Tào Tháo khó có thể đánh bại Lã Bố

Lã Bố hay còn gọi là Lữ Bố (160 - 199) tự Phụng Tiên, người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ) là một danh tướng thời Tam quốc. Người đời biết đến Lã Bố chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Ông được đánh giá là một trong số những vị tướng dũng mãnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Lã Bố.

Lã Bố.

Lã Bố sống trong một thời đại loạn ly, chiến tranh, cướp bóc liên miên, hoàng triều đổ nát, giặc cướp nổi lên như ong. Ông sớm có dịp được thi thố tài nghệ của mình. Trong suốt những năm rong ruổi chiến trận, Lã Bố từng theo hầu dưới trướng nhiều người như Đinh Nguyên, Đổng Trác, Viên Thuật…

Trên chiến trường, Lã Bố trong tay cầm cây Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố, tung hoành giữa chốn ba quân như chỗ không người, khiến cho kẻ địch chỉ nghe tên mà khiếp vía.

Tuy nhiên, khi Trường An bị quân Lương Châu tấn công, Lã Bố phải dẫn thuộc hạ đi lưu lạc, nương nhờ nhiều thế lực, và dần dần củng cố lại lực lượng.

Huỷ bỏ hôn ước, một quyết định sai lầm

Năm 194, Đào Khiêm mất, Từ châu rơi vào cuộc tranh chấp giữa Lưu Bị và Lã Bố (chiếm ưu thế trước Lưu Bị). Quân phiệt Tào Tháo trở thành thừa tướng triều đình, nắm giữ Hán Hiến Đế. Tào Tháo cũng thèm muốn Từ châu, nhưng còn ngại thế lực của Lã Bố.

 

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Nếu Lã Bố không hủy hôn ước, Tào Tháo chưa chắc đã chiếm được ưu thế (Hình 2).

Tào Tháo.

Năm 197, Viên Thuật tự xưng là hoàng đế ở Thọ Xuân, sai Khâm sai Hàn Dận đến Hạ Bì (trị sở Từ châu) đề nghị việc kết thông gia với Lã Bố. Lã Bố bằng lòng giao con gái cho Hàn Dận mang về Thọ Xuân cho con trai Viên Thuật.

Cha con Trần Khuê và Trần Đăng ở Hạ Bì vốn ngả theo Tào Tháo, nên sợ hai họ Viên, Lã thông gia thì sẽ mạnh lên (có hại cho Tào Tháo), nên vội đến can Lã Bố không nên kết thân với Viên Thuật vì Thuật xưng đế là trái đạo, ngược lại Trần Khuê khuyên Lã Bố hợp tác với Tào Tháo. Lã Bố nghe có lý, bèn mang quân đuổi theo cướp con gái trở về Hạ Bì, bắt Hàn Dận đóng gông sai người giải đến Hứa Xương nộp cho Tào Tháo và tuyên bố bỏ hôn ước với Viên Thuật.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Nếu Lã Bố không hủy hôn ước, Tào Tháo chưa chắc đã chiếm được ưu thế (Hình 3).

Viên Thuật.

Tào Tháo sai Vương Tắc mang chiếu thư của Hiến Đế và ấn tín đến trao cho Lã Bố. Lã Bố rất mừng, sai Trần Đăng mang biểu chương tạ ơn vua Hiến Đế và gửi lễ vật đáp lại Tào Tháo. Trần Đăng đã nhận lời làm tay trong cho Tào Tháo, khuyên Tào Tháo nên sớm trừ khử Lã Bố. Tào Tháo phong chức cho Trần Đăng làm Thái thú Quảng Lăng, đồng thời Trần Khuê cũng được phong thưởng.

Lã Bố thấy cha con ông được phong rất tức giận, nhưng Trần Đăng lựa lời nói với Lã Bố rằng:

Tào công coi tướng quân như con chim ưng, nói rằng phải bỏ đói thì mới dùng được.

 

Lã Bố nghe nói Tào Tháo coi mình như chim ưng thì rất vừa lòng, không giận Trần Đăng nữa.

Viên Thuật thấy Lã Bố trở mặt rất tức giận, sai Trương Huân, Kiều Nhuy liên hợp với Dương Phụng và Hàn Tiêm cất 7 đạo quân đi đánh Từ châu. Khiến cho Lã Bố phải hòa Tào đuổi Viên, sau đó lại hòa Viên đuổi Tào và cuối cùng bị mất mạng trong tay Tào Tháo.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu Lã Bố không nghe cha con Trần Khuê và Trần Đăng hủy hôn. Thì ông đã có được một liên minh quân sự lớn mạnh, và sẽ dễ dàng tiêu diệt được Lưu Bị, cũng như sẽ không bị Tào Tháo diệt về sau.

Theo Quốc Tiệp/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm