Tam quốc diễn nghĩa: Giết oan công thần này Tào Tháo cả đời mang vết đen không thể gột rửa
Tam quốc diễn nghĩa: Tào Tháo Trúng kế trá hàng suýt mất mạng và cái kết bất ngờ / Giải mã “vùng tối” Tam Quốc diễn nghĩa: Tàn cuộc Xích Bích
Tào Tháo là người cầm đầu thế lực mạnh nhất thời Tam quốc.
Tào Tháo sau khi đã nắm được thực quyền liền thực hiện chính sách “duy tài thị cử” (chỉ tiến cử người tài) để thu thập nhân tài trong thiên hạ, đồng thời cho các văn thần võ tướng trong triều có cơ hội được trổ hết tài năng.
Nhưng đến lúc về già, gian hùng đệ nhất Tam quốc này vì sinh lòng nghi kị nên đã ra tay trừ khử vô số người có năng lực. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới cái chết oan khuất của một bậc kỳ tài nổi tiếng – Thôi Diễm.
Thôi Diễm (?-216) là văn thần trong tập đoàn chính trị họ Tào đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Tam quốc chí của Trần Thọ mô tả Thôi Diễm có mi mắt sáng ngời, râu dài bốn thước, rất có uy thế.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, bản dịch của Phan Kế Bính, tên ông được gọi là Thôi Diệm. Ông xuất hiện ở hồi 33 khi Tào Tháo mới chiếm được Ký Châu và đi theo Tào Tháo. Ngay lập tức Thôi Diệm góp ý với Tào Tháo về việc nên chăm lo cho dân chúng chứ không chỉ quan tâm tới dân số đông của châu.
Thôi Diệm chỉ xuất hiện thêm một lần nữa ở hồi 68, khi Tào Tháo có ý định lên ngôi vương, ông công khai tỏ thái độ phản đối nên bị Tào Tháo bắt giam và đánh chết.
Thôi Diễm có tài được nhiều người tranh giành
Theo sử liệu, Thôi Diễm có tên tự là Quý Khuê, người huyện Đông Vũ quận Thanh Hà (thuộc Ký Châu). Khi còn nhỏ, ông ưa thích kiếm kích, yêu chuộng việc võ, nhưng không thạo việc ăn nói.
Năm 23 tuổi, Thôi Diễm chuyển sang đường văn đọc sách Luận Ngữ, Hàn Thi. Đến năm 29 tuổi, ông kết giao với Công Tôn Phương tới thụ học chỗ Trịnh Huyền. Học tập chưa được một năm, quân Khăn Vàng ở Từ Châu công phá Bắc Hải, Trịnh Huyền cùng với môn đệ đến núi Bất Kì tị nạn. Bấy giờ thóc gạo mua vào không đủ, Trịnh Huyền phải giải tán môn sinh. Thôi Diễm đã vâng lời ra đi, nhưng quân trộm cướp quá nhiều, đường sang tây không thông. Vì thế ông đi vòng quanh khắp các châu Thanh, Từ, Duyện, Dự, sang đông xuống Thọ Xuân ở Dương châu, xuôi nam hướng đến Giang, Hồ. Ông bỏ nhà đi 4 năm mới quay về, lấy đàn sáo sách vở tự làm vui.
Viên Thiệu ở Hà Bắc nghe danh tiếng ông bèn cho mời Thôi Diễm. Bấy giờ sĩ tốt dưới quyền Viên Thiệu hay đào bới mồ mả ở Khâu Lũng để lấy của cải, Thôi Diễm can không nên để xảy ra việc này và khuyên Viên Thiệu ra sắc mệnh cho các quận huyện chôn cất thi hài xương cốt, biểu thị lòng thương xót với dân chúng.
Viên Thiệu cho ông làm Kỵ đô uý. Năm 200, Viên Thiệu chỉnh đốn binh sĩ ở Lê Dương, đóng quân ở Diên Tân chuẩn bị đánh Tào Tháo. Thôi Diễm lại can không nên đánh mà chỉ nên giữ yên bờ cõi. Viên Thiệu không nghe, cuối cùng đại bại ở trận Quan Độ.
Năm 202, Viên Thiệu chết, hai con Viên Đàm và Viên Thượng tranh giành quyền lực, đều muốn giành được Thôi Diễm. Ông xưng có bệnh cố từ chối, vì thế bị bắt tội, giam trong nhà ngục. Sau đó ông nhờ được Âm Quỳ, Trần Lâm cứu giúp mới được thoát.
Sau này, Tào Tháo chiếm được Ký Châu, cũng hết lòng chiêu mộ Thôi Diễm ra làm quan cho mình.
Tương truyền rằng, Diễm sở hữu vóc người cao lớn, giọng nói sang sảng, mặt mày sáng sủa, râu dài 4 thước, dáng vẻ uy nghi, lại ăn nói ngay thẳng, được quần thần vô cùng kính trọng, ngay cả Tào Tháo cũng thập phần kính nể.
Sinh thời, Diễm vốn là người cương trực, từng nhiều lần khuyên can Tào Tháo và Tào Phi.
Trong một lần Khi Tào Tháo điểm sổ hộ khẩu và quan tâm đến dân số lớn trong châu để gọi lính, Thôi Diễm phê bình ngay:
”Nay thiên hạ tan lở, chín châu chia lìa, hai anh em họ Viên sắp sửa gây việc can qua, dân chúng khắp Ký châu phơi xương ở ngoài đồng. Chưa thấy minh công thi hành cái nhân đức của vương sư trước, thăm hỏi phong tục, cứu dân khổ sở lầm than, mà tính đếm vũ khí binh lính, nghĩ rằng đó là việc đầu tiên, thế thì sĩ dân ở châu này còn trông mong vào minh công được chăng!".
Tào Tháo vội tạ lỗi với Thôi Diễm trước mặt các tân khách.
Năm 205, Tào Tháo đi đánh Cao Cán ở Tinh Châu, lưu ông ở lại giúp Tào Phi trấn thủ huyện Nghiệp (trị sở Ký châu). Tào Phi thường ra ngoài săn bắn. Thôi Diễm dâng thư can, Tào Phi nghe theo.
Năm 208, Tào Tháo ép Hán Hiến Đế phong làm Thừa tướng, Thôi Diễm lại làm Đông tây tào duyện thuộc trưng sự.
Năm 213, Tào Tháo lại ép Hiến Đế phong làm Ngụy công, được lập ra nước Nguỵ làm lãnh thổ riêng. Tào Tháo phong ông làm Thượng thư.
Tào Tháo muốn chọn thái tử, bèn dùng thư dán kín bí mật dò hỏi ý kiến bên ngoài. Trong những người đưa ý kiến, chỉ có Thôi Diễm để lộ bản đáp thư của mình rằng:
"Từng nghe rằng theo nghĩa Xuân Thu, lập con lấy trưởng, thêm nữa là Ngũ quan tướng là người thông minh nhân hiếu, nên được kế thừa chính thống. Diễm này lấy cái chết giữ ý kiến đó."
Tào Thực vốn là con rể của anh trai Thôi Diễm nhưng ông vẫn ủng hộ Tào Phi kế tục. Vì vậy Tào Tháo quý trọng sự công chính ngay thẳng của ông và thăng lên làm Trung uý.
Đương thời Thôi Diễm là người có danh tiếng, được trọng vọng. Ông đã tiến cử nhiều người tài giỏi cho chính quyền Tào Ngụy. Các bạn ông là Công Tôn Phương và Tống Giai chết sớm, Thôi Diễm vỗ về con côi của họ, yêu mến như con của mình.
Thôi Diễm từng tiến cử người ở Cự Lộc là Dương Huấn, dù tài năng không đủ nhưng có đạo đức tốt.
Xét thấy Dương Huấn tài cán chưa đủ, nhưng lại thanh liêm chính trực, tuân thủ đạo lý, Thôi Diễm một lòng cất nhắc, Tào Tháo thấy vậy cũng chiêu mộ người này.
Cái chết tức tưởi của danh sĩ nổi danh Tam quốc
Năm 216, Tào Tháo xưng làm Ngụy Vương, Dương Huấn có dâng một bài biểu tán dương công trạng của quân chủ, trong đó còn có câu khen Tháo là người “thịnh đức”.
Kẻ sĩ đương thời thấy vậy liền châm biếm họ Dương này là kẻ xu nịnh, cũng theo đó mà chê bài Thôi Diễm tiến cử người không xứng đáng.
Sau khi xem qua biểu văn, Diễm gửi cho Dương Huấn một phong thư, trong đó có câu:
“Ta xem biểu chương, thấy là việc tốt thôi! Thời gian ôi thời gian, thời thế sẽ đến lúc chuyển biến!”
Ý tứ của câu văn trên rất rõ ràng: Thôi Diễm muốn phê bình nhưng kẻ chỉ biết chỉ trích, chê bai người khác. Nhưng không ngờ, có kẻ lại tố cáo phong thư này của ông mang hàm ý “khinh người”, “báng bổ" việc Tào Tháo cướp ngôi nhà Hán.
Khi đó, Tào Tháo giận tím mặt, hạ lệnh cách chức Diễm, bắt ông làm lao dịch khổ sai, thậm chí còn sai người ngày đêm canh giữ, chẳng khác nào phạm nhân.
Không có tội nhưng lại bị phạt, đương nhiên một bậc danh sĩ như Thôi Diễm sẽ đem lòng bất mãn, cương quyết không nhún mình. Tào Tháo tức giận, sai người “ban thưởng” cho Thôi Diễm tự tử.
Nhận được án tử do chính tay vị quân chủ mình phụng sự bao năm ban cho, Thôi Diễm có nói: “Giết ta là không thỏa đáng, ta không biết rằng Tào công có ý tứ ấy.” Sau đó, ông liền tự sát. Một đời danh sĩ cứ như vậy đi vào dĩ vãng.
Cái chết của Thôi Diễm là án oan lớn nhất lúc bấy giờ. Danh sĩ này dùng cái chết để chứng minh mình là người quân tử còn Tào Tháo từ cái chết của Thôi Diễm đã để lộ bản thân là kẻ gian hùng.
Nguyên nhân cái chết của Thôi Diễm
Bàn về nguyên nhân cái chết của Thôi Diễm, Dịch Trung Thiên (là nhà văn họa và sử học người Trung Quốc) cho rằng có 3 lý do:
Thứ nhất, Tào Tháo quá mẫn cảm: trước đây việc họ Tào lập nước Ngụy từng bị mưu sĩ hàng đầu là Tuân Úc phản đối, vì thế lời nói vô tư của Thôi Diễm, do sự gièm pha của người có tư thù với ông, trở thành "có hại" với Tào Tháo.
Thứ hai, Tào Tháo để bụng thù Thôi Diễm vì trước đây đã công khai phê bình trước mặt đông người khi mới chiếm được Ký Châu.
Thứ ba, trong việc nêu ý kiến để chọn thế tử, Thôi Diễm đã ra mặt nói thẳng, trong khi nền chính trị chuyên chế luôn có những thao tác ngầm. Nói tuột ra điều Tào Tháo nghĩ thay vì bàn bí mật, Thôi Diễm khiến Tào Tháo lo lắng vì ông quá hiểu họ Tào, như trường hợp Dương Tu trong vụ "gân gà". Thôi Diễm vẫn tự cho mình là đường hoàng minh bạch và nhìn bề ngoài ông đã đứng đúng hàng khi tham gia đội ngũ ủng hộ Tào Phi, nhưng cách làm không vừa lòng Tào Tháo.
Hậu duệ hưng thịnh
Thôi Diễm dù chết, nhưng hậu duệ của ông sau đó lại vô cùng hưng thịnh. Đến thời Ngụy Tấn – Nam Bắc triều, dòng họ Thôi ở Thanh Hà đã trở thành một gia tộc trí thức danh môn nức tiếng.
Cho tới khi quan viên thời đầu nhà Đường chỉnh lý cuốn “thị tộc chí” (cuốn sách viết về những quý tộc, sĩ tộc danh tiếng), lẽ ra họ Thôi đã được đưa lên vị trí đầu bảng. Nhưng do Lý Thế Dân ra tay can thiệp, gia tộc này mới bị đánh tụt xuống hàng thứ ba.
Mặc cho thời thế thay đổi, người của Thôi gia vẫn đảm nhiệm nhiều chức quan lớn trong triều đình. Gia tộc danh môn này đã từng ghi nhận tới 23 người làm Tể tướng.
Kể từ người mở đầu là Thôi Diễm (thời Đông Hán) cho tới Tể tướng Thôi Dận của Đường triều, gia tộc họ Thôi đã có tới 700 trăm năm hưng thịnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà