Tam Quốc diễn nghĩa: Lời tiên tri ứng nghiệm không sai 1 chữ về hậu vận của Khổng Minh
Tam quốc diễn nghĩa: Nếu không có vị cao nhân này Gia Cát Lượng dù tài giỏi cũng chưa chắc đánh bại được Man Vương / Những lời mắng chửi làm chết người của Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn nghĩa
Là một trong số những nhân tài nổi danh nhất Tam Quốc, tên tuổi của Gia Cát Khổng Minh cho tới ngày nay vẫn thường được hậu thế nhắc tới như một huyền thoại về tài năng và nhân cách.
Cũng bởi vậy mà có ý kiến cho rằng, quân chủ Lưu Bị năm xưa phải sở hữu một con mắt tìm kiếm nhân tài phi thường và khả năng dùng người xuất chúng thì mới may mắn có được một kỳ tài như Ngọa Long tiên sinh.
Về phần Gia Cát Lượng, ông cũng đã tận tâm tận lực cống hiến hết tài năng của mình để báo đáp ơn tri ngộ của quân chủ, giúp Lưu Bị gây dựng nên đại nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Thế nhưng sự thực là ngay cả khi đã có được bộ não đại tài của Khổng Minh cùng sự góp sức của nhiều nhân tài khác, Lưu Huyền Đức và giang sơn nhà Thục Hán vẫn bỏ lỡ mất cơ hội thống nhất thiên hạ.
Dù sau đó đã thay Lưu Bị dốc sức lèo lái cơ đồ này, thế nhưng Khổng Minh cuối cùng vẫn ra đi trong nuối tiếc vì đại nghiệp chưa thành.
Mặc dù quyết định đầu quân cho tập đoàn chính trị Thục Hán của Khổng Minh chưa bao giờ bị coi là sai lầm, nhưng đến lúc cuối đời, ông vẫn không thể hoàn thành đại nghiệp mà mình mong muốn. (Ảnh minh họa).
Về cuộc đời và hậu vận của thiên tài Gia Cát Lượng, "Tam Quốc diễn nghĩa" năm xưa từng có xuất hiện một lời tiên đoán, mà chủ nhân của lời tiên đoán này lại chính là Tư Mã Huy – danh sư đã bồi dưỡng nên Ngọa Long – Bàng Thống.
Mặc dù lời tiên đoán ấy chỉ là một sản phẩm thuộc về trí tưởng tượng của La Quán Trung, thế nhưng dù đối chiếu với các chi tiết trong tiểu thuyết hay những sự kiện ngoài đời thực, khó ai có thể phủ nhận rằng lời tiên liệu ấy đã ứng nghiệm không sai một chữ.
Hé lộ danh tính kỳ nhân từng đưa ra lời tiên tri về hậu vận của Ngọa Long tiên sinh
Tư Mã Huy tự Đức Tháo, người Dĩnh Xuyên, không rõ năm sinh năm mất, là một nhân vật lịch sử có thật sống vào cuối thời Đông Hán.
Ông nổi danh là bậc thức giả tài cao học rộng, thường được người đời gọi là "Thủy Kính tiên sinh". "Tam Quốc chí" phần "Bàng Thống truyện" cũng có đoạn chép: "Tư Mã Huy là người thanh nhã, rất biết nhìn người".
Có nhiều ý kiến còn cho rằng, vị danh sư bồi dưỡng nên Ngọa Long - Phượng Sồ là Tư Mã Huy thực chất mới là người xứng với danh hiệu cao nhân số một thời bấy giờ.
Sinh thời, Tư Mã Huy được xem là danh sĩ có tài kinh bang tế thế, kiến thức sâu rộng, nhưng vì bất lực trước cảnh chính trị rối loạn, dân chúng lầm than nên đã chọn cuộc sống mai danh ẩn tích.
Đó cũng là lý do khiến tên tuổi của Thủy Kính tiên sinh có phần mờ nhạt hơn so với nhiều nhân tài nổi lên trong thời buổi loạn lạc khi đó. Dù vậy, chỉ riêng việc ông bồi dưỡng nên hai kỳ tài như Khổng Minh – Bàng Thống là đủ để người đời biết vị danh sư ấy sở hữu tài năng tuyệt thế vô song tới mức nào.
Cũng theo ghi chép của "Tam Quốc chí", năm xưa khi Tư Mã Huy được Lưu Bị hội kiến, ông đã tiến cử với vị quân chủ này hai nhân tài Ngọa Long – Phượng Sồ, tức Gia Cát Lượng và Bàng Thống.
Đây cũng là cơ sở lịch sử để tác giả La Quán Trung trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" đã xây dựng nên một câu thoại nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Thủy Kính tiên sinh.
Theo đó, Tư Mã Huy chính là chủ nhân của câu nói cho tới ngày nay vẫn được lưu truyền:
"Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ".
Nhờ sự tiến cử của Tư Mã Huy, Bàng Thống và Khổng Minh đều đã có được đất dụng võ, còn Lưu Bị cũng nhờ họ mà gây dựng được cơ đồ của riêng mình. (Ảnh minh họa).
Thế nhưng ít ai biết rằng ngoài câu thoại nổi tiếng ấy, nhân vật Tư Mã Huy trong "Tam Quốc diễn nghĩa" còn từng đưa ra một lời tiên tri chính xác về cuộc đời về cuộc đời của chính người học trò xuất chúng là Khổng Minh.
Cụ thể trong hồi thứ 37 của diễn nghĩa, sau khi tiến cử Khổng Minh với Lưu Bị và biết chắc vị quân chủ này sẽ mời bằng được Ngọa Long xuống núi, Tư Mã Huy đã nói một câu:
"Ngọa Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời, tiếc lắm thay!".
Thực chất, lời này của nhân vật Tư Mã Huy vốn hàm chứa không ít ý nghĩa.
Vế thứ nhất của câu nói khẳng định rằng Khổng Minh quả thực đã tìm được một vị minh chủ thích hợp, mà người này cũng hiểu thấu và vô cùng coi trọng năng lực của ông. Do đó một khi đi theo phò tá Lưu Bị, Ngọa Long tiên sinh nhất định sẽ rất có tiền đồ.
Thế nhưng vế thứ hai trong lời tiên đoán ấy lại đưa ra một nhận định, đó là vị minh chủ ấy đã tìm đến Gia Cát Lượng không đúng lúc, hoặc có thể nói là Khổng Minh đã chọn sai thời điểm để bước lên vũ đài lịch sử.
Có lẽ nếu ông không ẩn cư quá lâu, hoặc Lưu Bị tìm tới lều tranh sớm hơn, thì hậu vận của ông cũng như cơ nghiệp nhà Thục Hán sau này rất có thể sẽ có kết cục khác.
Không phải do số mệnh, đây mới là những nguyên nhân khiến thiên tài Khổng Minh vẫn phải cúi đầu trước "thiên thời"
Phò tá quân chủ Lưu Bị gây dựng nhà Thục Hán là con đường mà chính Gia Cát Lượng đã chọn, nhưng bản thân ông lại không thể đi đến cái đích cuối cùng. (Ảnh minh họa).
Bàn về lời tiên tri của Tư Mã Huy trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", trang Qulishi cho rằng việc ông khẳng định Khổng Minh "không gặp thời vốn" xuất phát từ nhiều lý do liên quan đến các yếu tố lịch sử khi đó.
Và thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, lời tiên tri của Thủy Kính tiên sinh trong tiểu thuyết thực chất cũng ứng nghiệm đã ứng nghiệm ngoài đời thật đến mức không sai một chữ.
Sau khi gia nhập tập đoàn chính trị Thục Hán, Gia Cát Lượng đã dùng hết tài năng để giúp Lưu Bị gây dựng nên đại nghiệp, thậm chí còn có thể đối đầu với hai chư hầu lớn mạnh khác để tạo lập nên thế chân vạc vào thời Tam Quốc.
Thế nhưng dù Khổng Minh có tài trí ra sao, Lưu Bị có nỗ lực thế nào, thì Thục Hán chung quy vẫn không có cơ hội thống nhất thiên hạ.
Hay nếu chiếu theo câu tiên tri của Tư Mã Huy trong tiểu thuyết, thì bậc kỳ tài như Ngọa Long tiên sinh dù có gặp được minh chủ, có cơ hội thi triển bản lĩnh, thì chung quy vẫn không khỏi cúi đầu trước cái gọi là "thiên thời".
Phân tích về nguyên nhân Khổng Minh không thể thực hiện lý tưởng ngay cả khi đã chọn đúng minh chủ, QQNews đã đưa ra những kiến giải dưới đây.
Thứ nhất, Lưu Bị dù có sự giúp sức của Khổng Minh nhưng luận về thực lực thì khó vượt qua Tào Tháo.
Dù giương cao ngọn cờ nhân nghĩa và chiêu mộ được không ít nhân tài, nhưng sự thực là Lưu Bị dù có sở hữu cả Ngọa Long - Phượng Sồ thì vẫn chưa đủ thực lực để vượt qua Tào Tháo.
Vào thời điểm mà Lưu Huyền Đức có được sự phò tá của Gia Cát Lượng để xác lập địa vị và thế lực, thì Tào Tháo bấy giờ đã có căn cơ vững chắc, luận về nhân lực, vật lực, lãnh thổhay tài nguyên đều vượt xa Lưu Bị rất nhiều.
Nói cách khác, Gia Cát Lượng xuống núi khi đại cục gần như đã định, Tào Tháo vốn đã chắc chân ở phương Bắc, mà ở Trung Quốc thời cổ đại, mọi yếu tố kinh tế, quân sự hay chính trị đều lấy phía Bắc làm trọng.
Có ý kiến đã từng so sánh rằng, Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi, Lưu Bị có nhân hòa. Thế nhưng đánh giặc mà chỉ dựa vào nhân hòa thì khó có thể dành được thắng lợi.
Hơn nữa Tào Mạnh Đức còn từng đánh bại một Viên Thiệu trong tay đầy binh cường mã tráng, cho nên thực lực của Lưu Huyền Đức khởi nghiệp từ tay trắng khó có thể so bì với vị quân chủ này.
Cũng theo nhận định của QQNews, lúc bấy giờ Tào Tháo đã nắm lấy hơn phân nửa của thiên hạ, dù cho Lưu Bị có mời được một Gia Cát Lượng tài năng và bản lĩnh tới đâu, thì chung quy đại cục khi đó cũng gần như đã định.
Thứ hai, lý tưởng phục hưng Hán thất của Lưu Bị và Khổng Minh là điều không thực tế.
Đều là những người cùng chung chí hướng khôi phục cơ nghiệp của Đại Hán, thế nhưng cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều không nhận ra rằng đó vốn là điều khó có thể thành sự thật.
Lý giải trên một góc độ khác, Lưu Bị với xuất thân là hoàng tộc nhà Hán luôn ấp ủ ý tưởng khôi phục Hán thất.
Thế nhưng sự thực là ở vào trong bối cảnh lúc bấy giờ, vận mệnh của vương triều ấy quả thực đã đến hồi mạt vận, sự ủng hộ của nhân dân với hoàng tộc cũng không còn vững chắc.
Trong giai đoạn loạn lạc khi đó, số người mang theo lý tưởng khôi phục Hán triều nhiều không đếm xuể, tuy nhiên chung quy họ đều chuốc lấy thất bại.
Nguyên nhân của kết cục bất khả kháng này là bởi căn cơ Hán triều đã mục ruỗng từ lâu, cho nên lý tưởng khôi phục Hán thất gần như là điều không thể, bởi thực tế là thiên hạ từ lâu đã không còn nằm trong tay hoàng tộc họ Lưu.
Thứ ba, Gia Cát Lượng đã lựa chọn con đường trái với thiên phú và tài năng của mình.
Mặc dù là nhân tài sở hữu nhiều mưu kế quân sự lưu danh thiên hạ, nhưng không ít ý kiến vẫn cho rằng thiên phú của Khổng Minh vốn nghiêng về phương diện trị quốc hơn là đánh trận.
Theo nhận định của QQNews, quân sự không hẳn là sở trường của Gia Cát Lượng, bởi ông vốn là một bậc kỳ tài có thiên phú về phương diện trị quốc.
Thế nhưng vì muốn báo đáp ơn tri ngộ của quân chủ và mở rộng không gian phát triển cho nhà Thục Hán, Ngọa Long tiên sinh chỉ có lựa chọn duy nhất là "nghịch thiên cải mệnh", liều mình lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều.
Rất có thể việc lựa chọn con đường chông gai và quá sức ấy đã khiến ông phải lao lực cả đời để rồi cuối cùng bỏ mạng vì bệnh tật ở gò Ngũ Trượng.
Mặc dù lời tiên tri của Tư Mã Huy trong "Tam Quốc diễn nghĩa" năm nào chỉ là một sản phẩm hư cấu mà La Quán Trung xây dựng dựa trên các sự kiện lịch sử đã xảy ra.
Thế nhưng một vài phân tích trên đây đã phần nào chứng minh, việc Gia Cát Lượng không thể hoàn thành đại nghiệp ngay cả khi đã phò tá minh chủ và tìm được một tập đoàn chính trị phù hợp với mình vốn không phải do số mệnh mà là kết quả dựa trên nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm