Khám phá

Tam quốc diễn nghĩa: Nguồn gốc của kế Điệu hổ ly sơn

Điệu hổ ly sơn (lừa cho hổ ra khỏi núi) được dùng ngụ ý nhử người khác ra khỏi vị trí ẩn nấp thuận lợi để dễ bề tấn công.

Tam quốc diễn nghĩa: Lai lịch đặc biệt của đội quân tinh nhuệ được ví như lính đánh thuê của Khổng Minh / Tam quốc diễn nghĩa: Phạm vào những điều tối kỵ, Quan Vũ vẫn được Tào Tháo hết sức trọng dụng

Kế Điệu hổ ly sơn là một trong 36 kế trong bộ sách Ba mươi sáu kế (Tam thập lục sách). Đây là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc từ thời Nam Bắc triều tới thời nhà Minh.

Kế Điệu hổ ly sơn có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

Tôn Sách dùng kế Điệu hổ ly sơn chiếm Lư Giang

Cuối đời Đông Hán, các chư hầu ra sức tranh giành lãnh thổ. Tôn Sách, con trai trưởng của Tôn Kiên là một người đầy nhiệt huyết và hoài bão. Cha của ông tử trận khi ông được 16 tuổi. Sau này, Tôn Sách rời khỏi trướng Viên Thuật, một bằng hữu của cha, để tiến về Đông Nam dựng lập cơ đồ.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Nguồn gốc của kế Điệu hổ ly sơn

Tôn Sách trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Tôn Sách rất hận Lưu Huân về chức Thái thú Lư Giang khi Viên Thuật còn sống, nhưng ngoài mặt vẫn đi lại, vào năm thứ 199 sau Công Nguyên, Tôn Sách lên kế hoạch chiếm thành Lư Giang ở Dương Bái. Nhưng lúc này Lưu Huân sở hữu đội quân mạnh hơn Tôn Sách, biết được Lưu Huân vốn là người có tính tham lam. Để chiếm Lư Giang, Tôn Sách phái người dâng lụa là gấm vóc cho Lưu Huân kèm bức huyết thư viết rằng: “Mấy năm qua, dân Thượng Liễu (Thượng Diên) nhiều lần xâm chiếm, cướp đoạt của cải từ hạ quốc, tôi hận việc ấy đã mấy năm nay. Muốn đến đánh, nhưng ngại vì đường sá xa xôi, sông núi ngăn trở nên có ý nhờ thượng quốc vốn binh lực hùng hậu xuất quân đánh dẹp. Thượng Liễu là vùng trù phú, lấy được đất ấy ắt khiến Lư Giang càng thêm giàu mạnh. Xứ tôi xin được xuất binh làm ngoại viện”.

Lưu Huân tuy có chút lưỡng lự, nhưng bản tính tham lam nên đã đồng ý xuất quân tiến đánh Thượng Liễu. Nghe tin này, Tôn Sách nói với hạ cấp: “Con Hổ đã ra khỏi núi, đã đến lúc chúng ta chiếm lấy Lư Giang”. Vì quân lực được điều gần hết đến đánh Thượng Liễu nên chẳng mấy chốc Lư Giang thất thủ.

Kể từ đó, câu thành ngữ Điệu hổ ly sơn được dùng ngụ ý nhử người khác ra khỏi vị trí thuận lợi để đến chỗ khác bất lợi hơn nhằm dễ bề tấn công.

Trương Phi dùng kế Diệu hổ ly sơn để đánh bại đối thủ

Năm 214, do giao tranh tại Ích Châu chưa giành được thắng lợi, Lưu Bị triệu tập thêm các tướng ở Kinh Châu tham chiến. Trương Phi cùng Triệu Vân và Gia Cát Lượng mang quân vào Tây Xuyên trợ chiến, để Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu.

 

Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, khi Lưu Chương mời Lưu Bị vào Tây Xuyên, Nghiêm Nhan tỏ thái độ không hài lòng và than là Lưu Chương dẫn hổ vào nhà. Khi Bàng Thống là quân sư của Lưu Bị bị Trương Nhiệm bắn chết, Lưu Bị phải mời Khổng Minh từ Kinh Châu đến giúp sức lấy Tây Xuyên. Khổng Minh dẫn quân đến Tây Xuyên chia làm 2 đạo quân do 2 danh tướng là Trương Phi và Triệu Vân dẫn đầu. Nghiêm Nhan nghe tin Trương Phi sắp đến lấy Ba Quận biết Trương Phi nóng tính nên ông đóng cửa thành tử thủ đợi quân Trương Phi sinh biến thì ra đánh.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Nguồn gốc của kế Điệu hổ ly sơn (Hình 2).

Trương Phi trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Trương Phi đến sai sứ giả bảo Nghiêm Nhan ra hàng nhưng Nghiêm Nhan cắt mũi sứ giả làm nhục Trương Phi khiến Trương Phi nổi giận lôi đình dẫn quân đến Ba Quận nhưng không thấy ai mà chỉ thấy tên trên thành bắn xuống nên đành nén giận dẫn quân về.

Đến ngày thứ hai khi Trương Phi đến tìm cách phá thành thì bị Nghiêm Nhan bắn 1 phát tên vào chỏm mũ khiến Trương Phi thề sẽ bắt Nghiêm Nhan ăn gan cho hả giận. Sau đó Trương Phi nghĩ ra kế sai quân đi lấy củi rồi giả vờ bảo đã tìm được con đường vượt ải. Nghiêm Nhan nghe vậy tưởng thật bèn đem quân phục binh sẵn định bắt Trương Phi nhưng không ngờ bị trúng kế Trương Phi, ông đánh với Trương Phi khoảng vài chục hiệp thì bị bắt sống.

Trương Phi bảo Nghiêm Nhan ra hàng nhưng Nghiêm Nhan tức giận bảo thà mất đầu chứ không đầu hàng. Phi quát tháo sai đem ra chém. Nghiêm Nhan cười: "Tên thất phu kia, chém thì chém, việc gì mà tức giận như thế.".

Quân lính dẫn Nghiêm Nhan đi, ông vẫn ung dung tươi tỉnh như không. Trương Phi bỗng đổi giận làm vui, lật đật xuống thềm đuổi tả hữu lui ra rồi tự tay cởi trói, lấy áo mặc cho Nghiêm Nhan, đỡ ngồi lên cao rồi cúi đầu tạ rằng: "Kẻ này trót mạo phạm lão tướng quân mong ngài tha tội."

 

Nghiêm Nhan cảm nghĩa khí mà chịu đầu hàng rồi hiến kế tiến thẳng tới Thành Đô khiến Trương Phi qua hơn 40 cửa ải mà không ai ngăn cản, cứu được Lưu Bị ở Lạc Thành và Nghiêm Nhan được Lưu Bị thưởng cho cái áo giáp vàng.

Theo Quốc Tiệp/Người Đưa Tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm