Tấm vải liệm của Càn Long mà Tôn Điện Anh vứt đi được đấu giá với 130 triệu tệ, nó có đáng giá như vậy không?
Vì sao Tết Hàn thực lại ăn bánh trôi bánh chay? Có nên cúng bánh trôi bánh chay nhiều màu trên ban thờ? / Con rể, con gái đại kỵ đi tảo mộ tiết Thanh Minh, vì sao?
Người thô tục chính là người thô tục, Tôn Điện Anh bị tiền tài che mờ hai mắt, hắn sai người gỡ vàng bạc châu báu trên tấm chăn Đà La Ni Kinh ra, sau đó vứt tấm chăn kinh này đi. Ngoài ra, hắn còn xé nát không ít các danh họa. Vô văn hóa đúng là đáng sợ. Vậy chăn Đà La Ni Kinh là gì? Nó có điểm gì đặc biệt, tại sao lại được mai tang cùng hoàng đế?
Chăn Đà La Ni Kinh là gì?
Đây là một vật tùy táng có dệt kim, bên trên có kinh văn chữ Phạn. Vật này trong thời Thanh, chỉ có hoàng đế và các phi tần cấp Quý Nhân trở lên mới có tư cách được dùng. Thông thường mà nói, vật này được làm từ vải lụa trắng, trên đó có in các kinh Phật chữ Tạng, sau khi chết sẽ phủ lên thi thể người mất. Do trên chăn có viết các mật ngữ chân ngôn của các Chư Phật Bồ Tát và danh hiệu công đức của Kim Cương Lực Sĩ, người mất cho dù là nam hay nữ, đều có thể xóa tội tạo phúc cho người đó. Tất cả mọi nỗi khổ ở nhân gian đều sẽ theo đó mà đi, yên tâm đi về thế giới cực lạc bên Tây Thiên.
Chăn Đà La Ni Kinh
Sở dĩ có cách làm như vậy là vì người xưa có quan niệm đối xử với người mất như lúc họ còn sống, họ tin rằng có cuộc đời sau khi mất, cũng tin rằng có kiếp sau. Vì thế, chăn Đà La Ni Kinh có tác dụng dẫn người mất đi về thế giới cực lạc. Ngoài Hoàng Đế và các cấp Quý Nhân trở lên, các Vương công đại thần khác chỉ có sau khi qua đời, nộp đơn xin triều đình, đạt được người có quy cách tương ứng mới có thể được Hoàng Đế ban cho chăn Đà La Ni Kinh.
Các chăn Đà La Ni Kinh thông thường được dệt từ tơ lụa, hoa văn trang trí chính bên trên là tháp Lạt Ma. Cả mặt trước của tháp Lạt ma là Lâm Quang Môn kiểu một cửa. Bên trên có thêu các câu kinh trù chữ Phạn bằng vằng sáng lấp lánh, chiếc tháp này khá cao. Trên đỉnh tháp có nắp hoa lệ, còn được nạp ngọc bảo thạch có tượng trưng mặt trăng. Ngoài ra, xung quanh chăn Đà La Ni Kinh còn được bọc mấy chục chiếc kim cương chử (tiếng Phạn là Vajra).
Có lẽ những chiếc kim cương chử này được dùng để đè chiếc chăn xuống, nếu không có nó thì chiếc chăn mất đi sức nặng mà bay lên. Nhưng người ta lại không giải thích như vậy mà họ nói rằng những chiếc kim cương chử này là thần khí của Ấn Độ cổ, chắc chắn vô cùng, được cố định ở 4 phía xung quanh của chiếc chăn, tượng trưng cho việc có thể phá hủy mọi phiền não của người đã mất, đánh đuổi mọi ma quỷ tới làm phiền, bảo vệ cho người đã mất được yên ổn.
Ngoài những thứ này ra, trên chăn Đà La Ni Kinh còn có một số các bảo vật nhỏ khác như đá quý, kim cương, trang sức vàng bạc, sừng tê giác, ngọc san hô,… Thứ nhất là có tác dụng trang trí, thứ hai là những bảo vật này có ngụ ý cát tường và phú quý. Những chiếc chăn Đà La Ni Kinh có cấp bậc khác nhau sẽ có vật liệu và đồ trang trí bên trên khác nhau, một điều có thể khẳng định chắc chắn đó là chiếc chăn Đà La Ni Kinh của vua Càn Long nhất định phải là một cực phẩm.
Lăng mộ của Càn Long được khai quật, chăn Đà La Ni Kinh lần đầu xuất hiện trong nhân gian
Năm xưa Càn Long rất biết ăn chơi, Trung Quốc ngày đó đang ở trong giai đoạn “Khang Càn thịnh thế”, Càn Long lại thích chơi những bức tự họa, vì thế có không ít tự họa và châu báu được Càn Long đem vào huyệt mộ. Tất cả những điều này đều để hời cho Tôn Điện Anh. Năm 1928, bộ đội của Tôn Diện Anh thiếu tiền tiêu, do không phải là quân đội trực thuộc nên bộ đội của hắn thiếu ăn thiếu mặc. Thân làm trưởng quản của bộ đội, Tôn Điện Anh phải đau đầu lo lắng về chuyện ăn uống cho quân mã.
Khi ấy, Tôn Điện Anh đóng quân ở ngay tại Mã Thân Kiều, chỉ cách Thanh Đông Lăng có 20 - 30km. Lúc đó, Tôn Điện Anh có ý định động tới Thanh Đông Lăng, nhưng hắn cần một lý do. Trùng hợp Liên trưởng của cánh Phụng Quân - Mã Phúc Điền cũng có ý định động tới Thanh Đông Lăng, hắn liên hệ với thủ lĩnh của đám thổ phỉ địa phương là Vương Thiệu Nghĩa định liên thủ hành động.
Sau khi Tôn Điện Anh biết chuyện này đã hỏa tốc phát binh tới phục kích tiêu diệt thổ phỉ ở Thanh Đông Lăng trước. Tháng 7 năm 1928, cuộc chiến nổ ra kịch liệt ở gần Mã Lan Cốc, bọn họ đuổi được quân thổ phỉ, đồng thời thuận thế quang minh chính đại cắm chốt ở gần Thanh Đông Lăng. Tiếp đó, chúng lấy lý do diễn tập quân sự ở cạnh Thanh Đông Lăng để thực hiện giới nghiêm, sử dụng thủ đoạn bạo lực, đào lăng mộ của Từ Hi và lăng mộ của Càn Long.
Từ đầu đến cuối, chúng dùng thủ đoạn bạo lực để mở huyệt mộ của Càn Long, tất cả đống bảo vật được tùy táng trong lăng đều khiến chúng hoa cả mắt. Sau khi vào mộ thất chính của Càn Long, chúng mở quan tài của Càn Long ra. Đập vào mắt chúng là chiếc chăn Đà La Ni Kinh này, ngoài ra trong quan tài còn có vô số các vàng bạc châu báu khác. Các binh sĩ như lật chăn vậy, lật tấm vải ra một bên, bắt đầu điên cuồng thu thập các bảo vật bên trong quan tài.
Các bức tự họa, châu báu, vàng bạc đá quý đều được nhét hết vào trong túi của đám binh sĩ. Ngoài những thứ này ra, trên người Càn Long còn treo 108 viên triều châu (chuỗi hạt đeo trên cổ của vua chúa thời Thanh, đa phần được làm từ các loại đá quý) đều rơi vào tay của Tôn Điện Anh. Lúc trước khi trộm mộ của Từ Hi, viên dạ minh châu trong miệng của Từ Hi đã nhắc nhở Tôn Điện Anh, hắn lập tức hạ lệnh cho thuộc hạ xem trong miệng của Càn Long, quả nhiên bên trong cũng phát hiện một viên ngọc vàng Tây Tạng.
Thế nên, chúng đã thẳng tay gõ vụn răng của Càn Long để lấy viên ngọc vàng ra, nghe nói viên ngọc này có thể giúp thi thể không bị thối rữa. Thanh Cửu Long Bảo Kiếm trên người Càn Long cũng bị Tôn Điện Anh lấy mất. Chiếc chăn Đà La Ni Kinh bị Tôn Điện Anh vo tròn, vứt ở trên nền mộ thất. Chiếc “vải liệm” này so với các bảo vật khác, quả thực không thu hút người nhìn cho lắm. Tôn Điện Anh vứt bỏ vật này cũng là điều dễ hiểu.
Vậy chiếc chăn Đà La Ni Kinh có điểm gì độc đáo?
Tin tức Tôn Điện Anh trộm mộ đã bị các di lão Mãn Thanh biết, Phổ Nghi hận Tôn Điện Anh tới tận xương tủy, ông sai người thu dọn lại huyệt mộ của vua Càn Long, những châu báu còn rớt lại và chiếc “vải liệm” bị Tôn Điện Anh vứt lại đã để các con cháu dùng phương thức “làm kỷ niệm” để đem ra ngoài. Sau khi tấm chăn Đà La Ni Kinh này được đưa ra ngoài, có lẽ thực sự là để làm kỷ niệm cho con cháu, cũng có lẽ là được người ta cất giấu đi. Mãi cho tới năm 2005, trong một buổi đấu giá mới lại một lần nữa xuất hiện.
Khi ấy, chiếc chăn được giấu trong một chiếc áo cà sa, từ đó có thể nhận thấy, người cất giữ đã coi đó như báu vật gia truyền. Nhưng sau đó nó lại bị lưu lạc tới buổi đấu giá, đằng sau chắc chắn cũng có không ít những chuyện mà người thường không biết. Do chiếc chăn kinh được ngụy trang trong một chiếc áo cà sa, chiếc áo cà sa trong phiên đấu giá, giá khởi điểm là 80.000 NDT, nếu đơn thuần chỉ nhìn từ chiếc cà sa thì giá trị của nó không hề đáng giá như vậy. Thế nên, một người đàn ông họ Tần đã bỏ ra 90.000 NDT thành công đấu giá được vật này.
Ông Tần sau khi về nhà, lấy chiếc áo cà sa ra nghiên cứu đi nghiên cứu lại, cuối cùng quyết định rạch chiếc cà sa ra, bên trong phát hiện ra chiếc chăn Đà La Ni Kinh này. Trong khi nhận trả lời phỏng vấn, ông Tần đã tiết lộ, trong buổi đấu giá ông đã phát hiện ra, hình như bên trong chiếc cà sa có giấu một vật gì đó, thế nên đã đấu giá chiếc cà sa bằng mức giá 90.000 NDT với tâm thế xem thử.
Sau khi phát hiện ra chiếc chăn Đà La Ni Kinh này, ông Tần cũng đã thử đem nó tới một buổi đấu giá năm 2008. Khi ấy, một người phụ nữ cầm biển số 15 đã bỏ ra 65,5 triệu NDT mua nó. Chỉ 2 năm sau, chiếc chăn này lại một lần nữa được mang tới buổi đấu giá, cuối cùng trở thành báu vật trị giá 130 triệu NDT.
Chiếc chăn Đà La Ni Kinh này có điểm gì đặc biệt, nó thực sự đáng giá đến vậy sao?
Một trong những giá trị của chiếc chăn Đà La Ni Kinh này là nghệ thuật Khắc Ti (một nghệ thuật dệt truyền thống của Trung Quốc). Như bên trên giới thiệu, Đà La Ni Kinh được làm nên chủ yếu từ tơ lụa, các cấp quan khác nhau sẽ có nhưng chiếc chăn Đà La Ni Kinh khác nhau. Khắc ti là một kiểu dệt truyền thống vô cùng tinh tế của Trung Quốc, là một sản phẩm dệt tơ có tính trang trí rất cao. Những hoa văn được làm ra từ thể loại thủ công này hình thành biên giới cho các hoa văn, có hiệu quả điêu khắc, hơn nữa cả hai mặt đều có tính chủ thể.
Tháp Lạt Ma và chữ Phạn được thêu trên chăn Đà La Ni Kinh của Càn Long sau khi được sử dụng nghệ thuật thủ công khắc ti này có giá trị nghệ thuật cực lớn. Sau đó là từ vật liệu của chiếc chăn Đà La Ni Kinh này, đều có thể gọi là tuyệt phẩm. Chiếc chăn Đà La Ni Kim này dài 2000mm, rộng khoảng 1380mm, tổng thể được làm từ lông cừu của Tạng Linh Dương, lông nai và tơ tằm.
Việc chọn lông để làm nên cũng vô cùng được chú trọng, phải lựa chọn lông cừu của Tạng Linh Dương hoặc lông đuôi của nai. Nếu như tính về tổng thể thì chỉ tính riêng vật liệu làm chiếc chăn kinh này thôi đã tốn hàng nghìn con cừu. Vậy thử nghĩ xem, từ việc thu thập vật liệu, hàng nghìn con cừu Tạng Linh Dương từ khi bắt về cho tới khi thu thập lông, cho dù Tạng Linh Dương ngày đó nhiều thì ít nhất cũng phải mất 3-5 năm mới có thể thu thập xong .
Tiếp đó là đến nhân công, nghệ thuật khắc ti được nói ở bên trên, được coi như “1 tấc khắc ti 1 tấc vàng”, cả chiếc chăn kinh lớn khoảng 1.76m vuông. Dựa theo nghệ thuật khắc ti thời đó thì lấy đơn vị là 2 người, ít nhất phải tốn khoảng 3 năm trở lên mới có thể hoàn thành.
Vậy nó rốt cuộc có đáng giá 130 triệu NDT không?
Từ xưa tới nay, sưu tập văn vật từ trước đến nay không nằm ở giá trị bản thân văn vật đó mà là giá trị văn hóa và nghệ thuật mà nó sở hữu. Đầu tiên, đây là tấm “vải liệm” của Càn Long, trên thế giới chỉ có 1 tấm duy nhất. Chỉ riêng điều kiện này thôi đã xác định giá trị của nó là vô giá. Ngoài ra, chữ Phạn trên đó có lợi cho việc nghiên cứu văn hóa Tây Tạng, có thể tìm hiểu được nhiều phong tục tập quán và văn hóa tôn giáo không được con người hiện đại biết đến, có giá trị nghiên cứu văn vật rất cao.
Thêm vào đó, chiếc chăn Đà La Ni Kinh này được làm từ lông Tạng Linh Dương và lông đuôi của nai, trải qua mấy trăm năm mà vẫn y nguyên như xưa. Ngày nay, số lượng Tạng Linh Dương có lẽ đã ngày càng hiếm hoi, không đủ để làm nên một tấm chăn Đà La Ni Kinh như này được nữa, cho dù là bỏ qua hào quang của vua Càn Long, thế gian cũng khó mà có thể phục chế được một sản phẩm tinh tế như thế này. 130 triệu NDT cũng không thể nào thể hiện được giá trị thực tế của nó.
Đối với Tôn Điện Anh mà nói, đa phần những văn vật quý báu mà hắn mang đi như Cửu Long Bảo Kiếm, Càn Long triều châu,… mỗi một thứ đều có giá trị cao ngất ngưởng. Nhưng khi hắn đưa ra quyết định vứt bỏ tấm chăn Đà La Ni Kinh này cũng không có gì là lạ, dù sao hắn cũng đã lấy được một lượng châu báu vô cùng lớn. Hơn nữa, tấm chăn Đà La Ni Kinh này trong thời đó đương nhiên chỉ là một vật không có giá trị bởi trong thời đại chiến loạn, chẳng có gì đáng bằng vàng bạc, có lẽ đây cũng là nguyên nhân mà hắn vứt bỏ văn vật vô giá này.
Cũng chính vì thế, sau bao năm, tấm chăn Đà La Ni Kinh này mới lại một lần nữa xuất hiện trước mắt chúng ta, để chúng ta tận mắt chứng kiến phong thái của thời cổ đại. Có lẽ đây cũng là ý trời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán