Tận mắt buổi ‘hành quyết’ chúa sơn lâm ở lò nấu cao hổ vùng Tây Bắc
Rợn người trước cảnh đại chiến giữa rắn hổ mang và đại bàng săn rắn / Phát hiện rắn hổ mang hai đầu ở Ấn Độ
Kỳ 1: Chúa sơn lâm lòi xương trong tủ đá
Một ngày cuối tuần, Trần Văn T, mà dân trong giới buôn bán động vật hoang dã thường gọi là T “Lào”, gọi cho tôi: “Hứa với chú lâu lắm rồi mà nay mới rảnh, rủ chú đi xem nồi cao hổ. Hổ nuôi giờ đầy, nhiều như mèo, nhưng hổ hoang dã mới hiếm, mới đáng mời chú diện kiến một buổi”.
Vậy là tôi lên đường cùng T “Lào”, ngồi trên chiếc xe bán tải chạy Quốc lộ 6 theo hướng tây bắc. Sở dĩ, dân “trong nghề” gọi gã là thế, bởi lão chuyên buôn động vật hoang dã từ Lào về. Lão buôn đủ thứ thú rừng từ Bắc Lào về Việt Nam qua đường tây bắc. Riêng hổ, lão cung cấp cho rất nhiều đầu mối nấu cao ở phía Bắc.
“Cỡ đôi ba chục năm trước, cao hổ toàn đồ giả, xương hổ nhập về thì giả 90%. Dân buôn phù phép xương báo, xương chó thành xương hổ cả. Ngày đó kiếm được hổ sống là việc khó. Nhưng giờ, hổ nuôi nhiều như lợn ở Lào và Thái Lan, nên chẳng cần làm giả nữa. Ngoài ra, dân mình tinh khôn, chỉ mua nguyên con, nên muốn làm giả cũng chịu. Dân Lào và Thái Lan nuôi hổ toàn phục vụ mấy bợm nhậu Việt Nam thôi mà. Hổ về Việt Nam qua đường Cầu Treo phía miền Trung, và đường Sơn La phía miền Bắc. Muốn mang về bao nhiêu con cũng được. Thi thoảng, vẫn có hổ hoang dã. Các đại gia, quan sếp đặt tiền nhiều khi cả năm mới có được con hổ hoang dã. Giờ, phải săn tận Miến Điện, Ấn Độ mới có hổ rừng, chứ Lào cũng cũng không còn nữa rồi” – ngồi trên xe, T “Lào” kể chuyện.
Xe gần đến một khu dân cư đông đúc miền tây bắc, thì rẽ vào cung đường đèo dốc, xuyên qua những khu vườn mận, vườn mơ thơ mộng. Gần tiếng đồng hồ xuyên rừng, thì bản làng thơ mộng hiện ra, nằm giữa thung lũng, bốn bề núi đá.
Ngôi nhà sàn với những chiếc cột một người ôm, rộng mênh mông. Trước nhà là cái ao lớn, toàn cá trắm to, mà theo gia chủ, toàn cả chục kg, nổi lưng như quả bom dưới làn nước lờ nhờ.
Dưới gầm nhà sàn, quanh bộ bàn ghế gốc cây, trên chiếc sập nguyên tấm, mọi người ngồi uống trà, nói chuyện rôm rả. Một ông bụng to, lùn tịt, khuôn mặt phương phi, đạo mạo huơ chân múa tay ca ngợi lên giời tác dụng của cao hổ cốt: “Nói thật với các bố, trước tôi đuối lắm. Tháng đôi ba lần chấm mút, vợ nó chả coi ra gì. Từ khi anh M. cho một lạng, xơi vào thấy người ngợm dậm dựt, mới tham gia vào nhóm, rồi xơi đều đều cả năm nay, mới thấy mặt mũi dù 5 xịch, mà của nợ như đôi mươi ấy. Mụ vợ mặt mũi cứ giãn cả ra, phấn khởi lắm. Gớm, rượu chưa hết, mụ lại dúi tiền bắt đi nấu cao hổ. Cao hổ đúng là thánh thật!”.
Ngồi trà cháo tào lao cả tiếng, chẳng ai nhắc gì đến hổ với báo, thấy tôi có vẻ sốt ruột, thì T “Lào” vỗ vai bảo: “Chưa đến giờ hoàng đạo. Lôi cọp ra róc xương, cũng phải đến giờ đẹp. Xem giờ hết cả rồi”.
Lát sau, thì tiếng lách cách ở phía sau nhà sàn vang lên. Tôi ngó ra phía sau nhà, nơi sân sàn bê tông rộng rãi, mấy người đàn ông lụi cụi mỗi người một việc, người chuẩn bị dao thớt, người cọ nồi, người củi lửa. Tôi ngó quanh, thì chẳng thấy hổ với mèo đâu cả. Con hổ bình thường cũng phải to cỡ con bê, nhốt ở đâu cho kỹ, mà ít ra, nó cũng phải gầm gừ vài tiếng vang động bản làng, đằng này tuyệt nhiên yên lặng, chỉ thấy tiếng bi bô chém gió của mấy ông bợm nhậu lắm tiền.
Mặt trời đứng bóng, chủ nhà kêu đến giờ rồi, thì mọi người lục tục kéo ra sau nhà. T “Lào” kéo tôi dặn lại lần nữa: “Chú muốn quay phim chụp ảnh thế nào thì tùy chú. Chụp bao nhiêu cũng được, viết gì cũng được, miễn là tuyệt đối không chụp người, không tiết lộ địa chỉ. Chuyện nấu cao hổ là phạm pháp, đi tù như chơi, nhưng ở vùng này thì hổ có khác gì mèo, ngày nào chả có thằng nấu. Riêng ở quanh vùng này, anh lẩm nhẩm trên đầu ngón tay cũng có ngót chục ông nấu cao hổ. Toàn hổ Lào với Thái Lan đem về thôi, chứ núi rừng Việt Nam móc đâu ra hổ nữa”.
Ông chủ nhà sàn tiến lại chiếc tủ lạnh cỡ lớn dài ngoằng ở góc nhà, nhấc cánh cửa tủ lên. Làn hơi lạnh từ tủ đá bốc ra. Lật mảnh vải, tôi rợn tóc gáy khi con hổ với cái miệng há hoác, răng nanh chìa ra. Cái đầu hổ còn nguyên vẹn, nhưng phần cổ trở xuống đã bị lọc hết thịt, chỉ còn trơ ra bộ xương, nhìn phát hãi. Trông nó, chả khác gì quái vật như ở địa ngục sống dậy.
T “Lào” chỉ tay vào đầu hổ phân tích: “Dân trong nghề nhìn hổ nuôi hay hổ rừng biết ngay. Hổ rừng lông lá bờm xờm, nanh vuốt sắc nhọn, và xương chắc hơn vì nó vận động nhiều, nấu cũng được cao hơn. Giờ hổ nuôi, giá vài ba trăm triệu một con, nhưng hổ rừng giá ngót tỷ bạc. Cả con hổ nặng vài tạ, lọc được thúng xương, nấu được đôi ba ký cao, thì chú cứ suy ra xem cao hổ rừng đắt kém gì vàng đâu”.
Tôi hết chạy phía đầu, rồi lại xuống đuôi chụp hình con hổ. Theo đám thợ nấu cao, thì con hổ này khi còn sống phải nặng cỡ 2,5 tạ. Thân nó dài đến 2m. Tôi mường tượng ra cảnh con hổ to như con bò này đi lại lừng lững, thân thể uốn lượn, há miệng nhe nanh, gầm một tiếng thì ngàn vạn thú rừng khiếp vía. Ấy thế mà, giờ đây, nó chỉ còn trơ ra bộ xương bởi con người, thật là vô cùng tàn nhẫn.
Tôi hỏi ông chủ lò nấu hổ: “Con hổ to như thế này, em nghĩ phải xe ô tô mới chở được. Còn nếu đi rừng, thì phải vài người mới vác nổi. Dân buôn ma túy, vác vài bánh đã bị bắt, vậy thì con hổ này đem về Việt Nam kiểu gì nhỉ?”.
Ông chủ tên M. cười tít mắt: “Chú mày hỏi ngủ bỏ xừ. Con hổ này đã là cái gì. Đến cái cây to vài người ôm, dài cả chục mét còn khênh về được, nói gì con hổ này. Đường biên rộng mênh mông, ai mà trông cho hết được. Riêng vận chuyển bên Lào với Thái Lan thì vô tư, chở cả xe tải cũng thoải mái, nhưng về Việt Nam thì chia ra từng con, thuê người Mông họ vác cho. Cách đó là an toàn ít tốn kém nhất. Còn muốn nhanh và tốn chút thì dấm dúi thông quan. Cái con hổ chết cứng này, thì còn bảo tồn với bảo tàng gì nữa. Hổ nuôi, không có người tiêu thụ, thì ai họ nuôi làm gì. Trước, bọn anh còn nhập hổ từ Ấn Độ, Bangladesh, Srilanka, Nga… về cơ. Giờ hổ ở đấy hết sạch rồi, chỉ còn hổ nuôi ở Lào và Thái Lan là nhiều như lợn. Con này hổ rừng, hàng đắt tiền, nên vận chuyển cũng chắc ăn mới dám mang về đấy”.
Theo lời chủ nhà M. thì gã đã có 30 năm nấu cao hổ. Xưa, anh đi khắp Việt Nam nấu cao hổ thuê. Giờ có vốn liếng, nhiều mối nhập hổ, nhiều mối tiêu thụ, nên anh ta tổ chức nấu. Các đại gia muốn có cao hổ cốt xịn nhất, thì đặt hàng, có hổ về thì anh báo mọi người tụ tập ngó xem chiến lợi phẩm. Sau đó, đến hôm cao ra lò, lại tụ tập tiếp để nhậu chào mừng mẻ cao.
Lương y Hoàng Tuyết Minh (Nhà thuốc gia truyền Minh Châu): “Xưa kia, đời ông nội, rồi đến bố tôi cũng nấu nhiều hổ lấy cao trị bệnh, nhưng theo lời đánh giá của bố tôi, rồi đến tôi, thì cao hổ có lẽ chỉ là thực phẩm thông thường, chẳng có tác dụng gì khủng khiếp như đồn thổi. Cao hổ cốt chẳng qua cũng chỉ là keo xương, và các chất từ xương một loài động vật mà thôi.
Nhà tôi có nghề gia truyền trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa xương khớp. Bản thân tôi đã kiểm nghiệm lâu dài tác dụng của cao hổ cốt, song thực sự tôi thấy hiệu quả là không có gì. Trong khi đó, những bài thuốc từ cây cỏ rẻ tiền trong rừng, lại có tác dụng chữa bệnh xương khớp rõ rệt. Thủ thuật của những người nấu cao hổ, là thường cho một lượng nhất định thuốc phiện vào trong cao hổ. Thuốc phiện có tác dụng giảm đau và hưng phấn thần kinh, nên khi dùng cao hổ có trộn thuốc phiện, người dùng có cảm giác hiệu quả, chứ thực ra, chẳng phải do tác dụng gì của cao hổ cả. Hổ là động vật quý hiếm, cao xương hổ thực sự chẳng có tác dụng gì rõ rệt, lại rất đắt đỏ, do đó, là người hiểu biết, không nên sử dụng cao hổ. Ngoài ra, hổ bây giờ thường được mang từ nước ngoài về, họ tẩm hóa chất bảo quản, hóa chất ngấm vào xương, nên rất độc hại cho sức khỏe người dùng”. |
Còn tiếp…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?