Khám phá

Tần Thủy Hoàng và "cú lừa" ê chề dẫn tới sự diệt vong của nhà Tần

Đặt niềm tin quá lớn vào một kẻ bất tài đột lốt “đại sư”, Tần Thủy Hoàng đã “đốt sách chôn nho”, triều đại nhà Tần cũng vì đó mà diệt vong chỉ sau hơn hai thập kỷ.

Ngạc nhiên trước phát hiện chất kịch độc ẩn trong kim tự tháp Rắn ở Mexico / Chiến pháp "mượn trời giết giặc" giúp Hưng Đạo Vương đánh bại 100 vạn quân Nguyên

Sau khi thống nhất Trung Quốc, một trong những việc được Tần Thủy Hoàng quan tâm và thực hiện đầu tiên là đả kích các phần tử trí thức.

Ảnh minh họa.

Vào năm 213 trước công nguyên, nghe theo lời Lý Tư, Tần Vương tiến hành đốt sách, thực hiện chính sách ngu dân.

Tiếp đó đến năm 212 trước công nguyên, vì bị các phương sĩ lừa đảo đến mức lú lẫn, mụ mị, Tần Thủy Hoàng phẫn nộ quyết “chôn nho” và giết hết các phần tử trí thức.

Hình ảnh mô tả lại cảnh tượng hỗn loạn, đau đớn trong vụ đốt sách chôn nho để lại nhiều oán than dưới triều Tần.

Hình ảnh mô tả lại cảnh tượng hỗn loạn, đau đớn trong vụ "đốt sách chôn nho" để lại nhiều oán than dưới triều Tần.

Tần Vương “mụ mị” vì thuốc trường sinh bất lão

 

Nguyên nhân dẫn đế sự kiện Tần Vương “chôn nho” vào năm 212 trước công nguyên, vốn không liên quan đến các bậc nho sinh.

Trang tin jpgushi.com (Trung Quốc) dẫn các tài liệu lịch sử cho rằng, vì phẫn nộ với một phương sĩ có tên Lô Sinh, Tần Thủy Hoàng đã trút cơn thịnh nộ lên các nho sinh.

Những năm cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc, tại những nước nhỏ như Yên (nay là Hà Bắc), Tề (Sơn Đông) có một nhóm người gọi là phương sĩ.

Những người này tự nhận mình có một năng lực siêu nhiên, có thể nói chuyện với thần tiên, dự đoán tương lai, có thể xin thân tiên linh dược giúp con người trường sinh bất lão.

Tần Thủy Hoàng sau khi quy giang sơn về một mối, đã thống nhất đường xá, chữ viết, nhưng trong lòng vẫn chưa thỏa mãn. Điều khiến ông còn bận tâm, là tìm cho được phương thuốc trường sinh bất tử.

 

Để thực hiện tâm nguyện này, Tần Vương một mặt bình thiên hạ, thể hiện uy đức của mình với thần dân, một mặt vời phương sĩ khắp nơi, giúp mình có được loại thần dược này.

Năm 218 trước công nguyên, sau một chuyến phong thiền đến núi Thái Sơn, phương sĩ Từ Phúc đã trình lên quân vương, rằng “trên biển đông có ba ngọn núi thần có thần tiên sinh sống và có thần dược giúp trường sinh bất tử.

Tôi đã từng đến đó, thần tiên nói rằng phải hiến đồng nam đồng nữ và cả nhân công, mới có thể đổi được thuốc tiên.”

Tần Thủy Hoàng nghe vậy, liền cho Từ Thức cùng 3000 đồng nam đồng nữ, mang theo ngũ cốc lương thực và người làm công, tìm đường ra biển.

Tuy nhiên, sau chuyến đi này, bề tôi thân cận của Tần Vương “một đi không trở lại”. Sau này, có truyền thuyết cho rằng ông đã sang Nhật Bản.

 

Chân dung hoàng đế Tần Thủy Hoàng - người đã cho xây Vạn Lý Trường Thành, đốt sách chôn nho chỉ vì nghe lời nói bậy của Lô Sinh.

Chân dung hoàng đế Tần Thủy Hoàng - người đã cho xây Vạn Lý Trường Thành, "đốt sách chôn nho" chỉ vì nghe lời nói bậy của Lô Sinh.

Năm 215 trước Công nguyên, Hoàng đế nhà Tần lại tiếp tục “đông du” đến Kiệt Thạch (nay là Tần Hoàng Đảo), Tại đây, ông sai phương sĩ Lô Sinh tìm cách bái kiến thần tiên.

Tuy nhiên, sau khi từ biển trở về, Lô Sinh không đem theo được thuốc trường sinh bất lão, mà chỉ đem theo được một cuốn “sách tiên”, trong đó có viết: “Diệt Tần Giả, Hồ Dã”.

Lúc bấy giờ, tộc người Hung Nô được gọi là người Hồ. Tần Thủy Hoàng xem qua “tiên thư”, liền cho rằng tộc người này chính là mối đe dọa lớn nhất đối với nhà Tần.

Ngay lập tức, Tần Vương xuất 30 vạn đại quân, cử con trai trưởng trợ giúp Tô Vi thị giám quân sĩ, Bắc tiến chinh phạt quân Hung Nô, chấm dứt nguy cơ nhà Tần diệt vong. Trong khi đó, ở phía Nam, ông cũng cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để phòng người Hồ xâm nhập.

 

Tần Thủy Hoàng cho rằng từ đó về sau có thể vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên sau này, nhân tố khiến Tần diệt vong không phải người Hồ, mà là con nhỏ của ông Hồ Hợi.

Đại nhân Trịnh Huyền đời Đường cho rằng: “Hồ giả, Hồ Hợi, Tần nhị thế chi danh”, “Hồ” trong “sách tiên” mà Lô Sinh mang về chính là Hồ Hợi, chứ không phải người Hung Nô.

… bị lừa dẫn đến “đốt sách chôn nho”

Năm 212 trước công nguyên, Lô Sinh tiếp tục lừa Tần Thủy Hoàng một lần nữa: “Thần nhiều lần bái thần tiên cầu xin thần dược nhưng không được, là do có một thứ đang cản trở.

Bây giờ, có một cách là người nên ẩn dật, giấu kín mọi hành động của mình, không được để ai biết để tránh ác quỷ, khi ác quỷ đi rồi, chân nhân sẽ xuất hiện.

 

Chân nhân đi xuống nước không ướt, đi vào lửa không cháy, có thể đi mây cưỡi gió, sống mãi cùng trời đất, hy vọng Hoàng đế sống thật “tĩnh”, nhất cử nhất động đều không được để ai biết, sẽ có được thuốc tiên.”

Tần Thủy Hoàng nghe xong, liền làm theo những cách Lô Sinh bày cho. Nếu có bất cứ ai nói ra nơi ở của Hoàng đế, ngay lập tức bị khép tội chết.

Lô Sinh sau khi lừa được nhà vua, liền bắt tay với một phương sĩ khác là Hầu Sinh. Hai người này sau đó mượn danh vua, tự cao tự đại, tham quyền đa dục.

Mọi việc trong thiên hạ từ lớn đến nhỏ, lúc này đều do mình Lô Sinh đứng ra quyết định, lấy hình phạt tử hình để củng cố uy quyền, không ai dám hé răng phản đối hay làm phật ý Lô.

Sau một thời gian, Lô Sinh nghiệm ra rằng, nếu để quá lâu mà phương thuật không ứng nghiệm, ắt sẽ bị Tần Vương xử tội chết, liền tìm đường bỏ trốn.

 

Biết mình bị lừa một vố đau, Tần Thủy Hoàng nổi trận lôi đình. Ông cho rằng mình đã nuôi ong tay áo, hậu đãi một lũ phương sĩ để tìm thần dược, cuối cùng lại bị phỉ báng, lừa lọc ê chề.

Ngay cả những nho sinh cũng bị Tần Vương cho là “nghị luận, bàn tán” về ông, dùng những lời lẽ ma quỷ để mê hoặc người khác.

Trong cơn thịnh nộ, Tần Vương ra lệnh bắt giữ và thẩm vấn các nho sinh, số người bị liên đới lên đến hơn 460 người. Tất cả đều bị khép tội chết, vì phỉ báng nhà vua.

Các nho sinh bị bắt vì tội phỉ báng Tần Vương.

Các nho sinh bị bắt vì tội phỉ báng Tần Vương.

Theo Trương Dũng, tác giả của bài viết “Đại sư giả mạo: Lô Sinh lừa Tần Thủy Hoàng dẫn đến việc đốn sách chôn nho”, đăng tải trên trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), Lô Sinh chính là nguyên nhân dẫn tới vụ việc “đốt sách chôn nho” ám ảnh suốt một thời kỳ lịch sử.

 

Hậu thế cũng cho rằng, triều Tần chỉ tồn tại vẻn vẹn hơn 2 thập kỷ, phần lớn nguyên nhân có liên quan đến “đại sư giả mạo” Lô Sinh và cuốn "sách tiên" mang về từ biển.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm