Tào Tháo trong lịch sử không phải gian hùng
Mùa chim di trú trên đầm Vân Long, Ninh Bình / Tận mục bộ xương của "ma cà rồng" cách đây 500 năm
Trong chính sử, Tào Tháođược khắc họa là vị thiên cổ anh hùng, cái thế hào kiệt, công caođức rộng. Trong “Tam Quốc Chí” ca ngợi Tào Tháo: “Phi thường chi nhân, siêu thế chi kiệt” (tạm dịch: Người phi thường, là người tài giỏi xuất chúng). Các học giảđời sau nhận xét rằng: “Tào Tháo trong các tác phẩm văn học, hý kịch không phải là nhân vật Tào Tháo trong lịch sử.”
Có gan có trí, lâm nguy mà không sợ
Thời đầu Tam Quốc,Đổng Trác là quyền thần nhà Đông Hán, nổi tiếng là một gian thần, một quân phiệt tàn bạo. Khi nắm quyền trong tay, Đổng Trác độc tài, ngang ngược, lạm sát đại thần, khiến triều đình ai cũng thấp thỏm loâu. Vì quá ngang ngược, Đổng Trác đã khơi gợi lòng oán hận trong cácđại thần, vì thế đại Tư Đồ Vương Doãn đã bàn bạc với cácđại thần kế hoạch giết chết Đổng Trác. Nhưng sau khi bàn bạc xong, các đại thần ai nấyđều lo sợ chỉ có Tào Tháo là nghe xong chẳng những không sợ hãi mà còn mỉm cười vỗ tay, xung phong nhận việcám sátĐổng Trác.
Mặc dù việc ám sátĐổng Trác không thành công, nhưng Tào Tháo lại dựa vào tàitrí của mình mà gạt được Đổng Trác, thoát khỏi miệng hùm. Đây chính là “có gan có trí”, lâm nguy mà không sợ.
Hình ảnh Tào Tháo trên phim
Tào Tháo còn rất giỏi trongthuật dùng binh, dùng người. “Vọng mai chỉ khát” là một câu chuyện thể hiện tài trí của Tào Tháo. Trong “Thế thuyết tân ngữ” viết: Một lần vào mùa hè, Tào Tháo dẫn quânđi qua mộtđịa phương không có nước. Giữa bầu trời nắng chói chang, gay gắt, tướng sĩ vừa mệt vừa khát, thậm chí có một số binh sĩ vì khát nước quá mà ngã xuống. Tào Tháo thấy sự tình thật sự nghiêm trọng, nếu tình trạng này diễn ra lâu hơn sẽ khiến binh sĩ nhụt chí, không thể kiên trìđi tiếp. Tào Tháo liềnđứng lên một chỗ cao hô lớn: “Có nước rồi! Có nước rồi!”
Các tướng sĩ nghe nói có nước, tất cảđều hỏi: “Nước đâu? Nước đâu?”
Tào Tháo vừa chỉ tay về phía trước vừa nói: “Conđường này trướcđây tađã từngđi qua rồi,ởđịa phương phía trước cáchđây không xa có một vườn mơ lớn, trongđó có rất nhiều quả mơ vừa to mọng vừa ngọt thơm, chúng ta hãy nhanh chóngđi đếnđó thôi!”
Các tướng sĩ nghe thấy có nhiều quả mơ to mọngở phía trước thì mừng rỡ, tự nhiên trong miệng tiết ra vị chua, nhất thời không bị khát nữa. Tào Tháo lập tức chỉ huy binh sĩ lênđường, sau khiđi quađịa phương khô hạn này, họđến một con sông lớn. Mọi ngườiđược uống nước, tinh thần sáng khoái tiếp tục hành quân, khí thế tăng lên bội phần.
Quý trọng nhân tài, tìm cầu người tài đức
Tào Tháo có mộtđặcđiểm lớn nhất chính là quý trọng nhân tài. Chính vìđặcđiểm này mà một số nhân tàiđã tìmđếnôngđể nương tựa. Mối quan hệ giữa những nhân tàiấyvới Tào Tháo giống như anh em một nhà.
Điển Vi là một ví dụ nổi bật.Điển Vi vì bảo hộ Tào Tháo mà chết trận. Khi nghe tinĐiển Vi chết, Tào Tháo bật khóc nức nở, thống thiết. Ông còn chiêu mộ giánđiệp thu hồi thi thể củaĐiển Vi về an táng. Ông sai người lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng: “Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi”.
Tấm lòng trọng dụng nhân tài của Tào Tháo còn thể hiện ở cách ông đối đãi với họ khi lập được chiến công. Trong lịch sử, có không ít tướng lĩnhkhi có được chiến công liền tìm cách chiếm lấy và trừ khử những người thuộc hạ thân tín, nhưng Tào Tháo không làm như vậy. Ví như, vào năm 207 (tức Kiến An năm thứ 12), tháng 2, Tào Tháo từ đất Hung Nô trở về Nghiệp Thành, liềnlệnh rằng: “Ta khởi nghĩa binh trừ bạo loạn, đến nay trải qua 19 năm, đánh đâu thắng đó, há phải công lao riêng mình? Đó thảy đều là sức lực của các bậc hiền sĩ đại phu vậy. Nay thiên hạ vẫn còn chưa yên, ta đang muốn cùng hiền sĩ đại phu hợp sức bình định, nếu hưởng công lao một mình, sao ta có thể yên lòng? Vậy gấp rút định công, phong thưởng cho những người ấy“.
Sau trận chiến ấy, Tào Tháo phong thưởng rất hậu cho hơn 20 người, tất cả đều được làm Liệt hầu. Những người còn lại cũng theo thứ bậc mà nhận thưởng, thụ phong. Ngay cả đến con côi của những binh tướng tử trận vì việc công cũng được ban ân nặng nhẹ khác nhau, chẳng hề sơ suất.Ông lại dâng biểu lên Hán đế xin phong cho Tuân Úc làm Vạn Tuế đình hầu, tháng 3 lại cho Tuân Úc thực ấp 1000 hộ.
Quyết đoán, kiên nghị
Trong trận chiến QuanĐộ, khiđối mặt vớiđại quân của Viên Thiệu, quân Tào lần lượt bị bại lui, ngay cả sứ giả vận chuyển lương thảo đếnHứa Xương cũng bị quân của Viên Thiệu bắt giữ, cướpđoạt lương thảo. Lúc này, quân Tào có thể nói là rơi vào tình cảnh “đạn tận lương tuyệt” (hết sạch cảđạn lẫn lương thực).
Dưới tình huống như vậy, mưu sĩ thân tín của Viên Thiệu là Hứa Duđã hiến kế cho Viên Thiệu: “Chủ lực của quân Tàoở QuanĐộ, nếu chúng ta phái một toán binh mã tập kíchở Hứa Xương thì nhấtđịnh có thể chiếm lĩnhđược Hứa Xương,đến lúcđó chúng ta có thểbắt cả Tào Tháo”. Nhưng Viên Thiệu không những không nghe theo lời của Hứa Du, mà thậm chí còn nghi ngờHứa Du là gian tế của Tào Tháo.
Vì tài năng không được trọng dụng, lại bị khinh thường, nghi ngờ nênHứa Du quyết định tìmđến Tào Tháo nương tựa. Tào Tháo biết tinHứa Du đến, ngay cả giày cũng không kịp xỏ, nhanh chóng rađón tiếp Hứa Du. Nghe xong thượng sách pháđịch của Hứa Du, Tào Tháo không do dự, thiếu quyếtđoán và hoài nghi Hứa Dunhư Viên Thiệu, mà nhanh chóng phánđoán rồiđưa ra quyếtđịnh nghe theo mưu của Hứa Du.
Cuối cùng nhờ nghe theo mưu của Hứa Du màTào Tháođả bạiđược quân Viên Thiệu đông đảo hơn rất nhiều, cơ bản thống nhấtđược phương bắc.Điều này thể hiện tài nhìn người,đánh giá tình hình và sự kiên nghị quyếtđoán của Tào Tháo.
Tài năng học tập uyên bác
Tào Tháo chẳng những hơn ngườiở tài năng dùng binh mà trong tài năng thơ ca cũng hơn người. Năm Kiến Anthứ 12 (năm 207), Tào Tháodẫnđại quân tiến lên phía bắc, đại phá Ô Hoàn, giành được thắng lợi mang tính quyết định, đồng thời loại trừ đượcchướng ngại cuối cùng cho việc thống nhất phương bắc.
Lúc bấy giờ Tào Tháo 53 tuổi. Tuy tuổi gần xế chiều nhưng tráng chí vẫn còn, hào khí không hề giảm. Vì thế,ông đãviết ra bài thơ “Quy Tuy Thọ” để khích lệ bản thân tích cực tiến thủ, lập được công mới.
Trong “Quy Tuy Thọ” viết: “Lão ký phục lịch, chí tại thiên lí. Liệt sĩ mộ niên, tráng tâm bất dĩ” (Tạm dịch:Thiên lý mã tuy già nằm bên máng cỏ, nhưng vẫn luôn có chí rong ruổi ngàn dặm. Người có hoài bão to lớn tuy đến tuổi về chiều, nhưng hùng tâm tráng chí không hề suy giảm).Những câu thơ này biểu đạt chủ đề thi ca và sự nghiệp của thi nhân cùng thái độ nhân sinh, tràn đầy tinh thần tích cực tiến thủ. Các tác phẩm văn thơ của Tào Tháo đều thể hiện ra chí hướng cao xa rộng lớn và hùng tâm tráng trí của ông.
Có thể thấy, thời Tam Quốc, vô luận làở phương diện quân sự hay văn chương,Tào Tháođều là ngôi sao sáng chói về trí tuệ, tài năng, mưu lược hơn người, là một anh hùng chứ không phải gian hùng như nhiều ngườivẫn lầm tưởng hàng ngàn năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái