Khám phá

Lần lượt đoạt mạng 6 mưu sĩ, cái chết của người thứ 6 khiến Tào Tháo phải 'trả giá'

Mặc dù nổi tiếng là người yêu mến nhân tài, song Tào Tháo vẫn không ngại ra tay đoạt mạng 6 mưu sĩ này.

Không phải Gia Cát Lượng, đây mới là mưu sĩ mà Tào Tháo thèm khát có được / Đánh bại Quan Vũ, võ tướng hàng đầu của Tào Tháo chết bất đắc kỳ tử dưới ngòi bút của La Quán Trung

Thời kỳ Tam quốc là thời kì lịch sử mang nhiều dấu ấn trong lịch sử Trung Hoa. Từ tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", hậu thế sau này đã xây dựng nên những bộ phim, những trò chơi luôn nhận được sự quan tâm cùng yêu thích từ công chúng.

Những năm cuối thời Đông Hán, khi quần hùng phân tranh, quân phiệt hỗn loạn, người ta thường nói "thời thế tạo anh hùng", cũng chính giai đoạn này đã trở thành giai đoạn anh hùng lớp lớp xuất hiện trong lịch sử Trung Hoa, sản sinh biết bao anh hùng kiệt xuất mà mọi người đều biết.

Về bày mưu nghĩ kế có Gia Cát Lượng nhìn xa trông rộng, danh tiếng vang xa; Triệu Vân có tấm lòng trung nghĩa, anh dũng thiện chiến; Điển Vi lấy sức một người đảm đương một phía…

Còn có ba vị đế vương ba nước Thục, Ngô, Ngụy là Lưu Bị, Tôn Quyền và Tào Tháo, trong đó Tào Tháo là người gây ra nhiều ý kiến tranh luận nhất.

Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" Tào Tháo là người có nhiều âm mưu, xảo trá, làm trái luân thường đạo lí, nhưng ông cũng là bậc đế vương mưu trí, có chiến lược, lại thiện chiến.

Tào Tháo còn có một ưu điểm nữa, đó là ông rất giỏi việc nhìn và phát hiện người có tài, trân trọng người có tài, giỏi dùng người tài, cũng chính vì ưu điểm này nên ông được nhiều người đều hết lòng cống hiến, phục vụ.

Cũng vì thương tiếc nhân tài nên Tào Tháo mới để Quan Vũ vượt năm ải, chém sáu tướng. Nhưng là người thì đều có khuyết điểm, Tào Tháo tuy là người trận trọng nhân tài song cũng chính ông cũng là người đã xử chết 6 vị mưu sĩ tài giỏi, trong đó có một người đã khiến Tào Tháo tổn thất nặng nề.

Lần lượt đoạt mạng 6 mưu sĩ, cái chết của người thứ 6 khiến Tào Tháo tổn thất nghiêm trọng - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.

1. Hàn Phức

Ông sinh ra vào cuối thời Đông Hán, là người có chí nổi tiếng. Hàn Phức đã thuyết phục một bộ phận dưới trướng Viên Thuật đầu hàng Tào Tháo, khiến Tào Tháo rất vui, sau này ông nhận chức Thứ sử Dương Châu, đã giúp nâng cao đời sống nhân dân, củng cố hàng phòng ngự trong thành trì, chiến tích vô cùng xuất sắc, được người dân kính yêu.

Về sau, khi Tào Tháo tổ chức "Yến Trường Giang hoành sóc phú thi", Hàn Phức nói lời không may, bị Tào Tháo lúc say rượu ra tay giết hại. Đến lúc Tào Tháo tỉnh rượu thì hối hận vô cùng, nhưng thực tế là Tào Tháo giết Hàn Phức vì sợ ông quá được lòng dân, sau sẽ chiếm Dương Châu để lập nghiệp.

2. Hứa Du

Thuở nhỏ, Hứa Du từng là bạn tốt với Tào Tháo, sau này ông đầu quân dưới trướng của Viên Thiệu, nhiều lần hiến kế sách tấn công Tào Tháo cho Viên Thiệu.

 

Về sau, trong trận Quan Độ giữa Tào Tháo và Viên Thiệu, người nhà Hứa Du bị bắt, phải đến nhờ vả Tào Tháo, chính Hứa Du đã bày kế cho Tào Tháo đốt kho lương Ô Sào, đánh bại Viên Thiệu.

Sau tại Ấp Thành, vì Hứa Du không biết giữ mồm giữ miệng, dám lớn tiếng mắng chửi Tào Tháo cùng quân Tào, bị Hứa Chử tức giận giết chết.

Sau khi Tào Tháo biết được, đã trách mắng Hứa Chử nhưng không hề xử tội, đồng thời cử hành tang lễ long trọng cho Hứa Du.

Lần lượt đoạt mạng 6 mưu sĩ, cái chết của người thứ 6 khiến Tào Tháo tổn thất nghiêm trọng - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Hứa Du trên phim.

3. Khổng Dung

Khổng Dung nổi tiếng với tài văn thơ, là một trong Kiến An thất tử (bảy danh sĩ thời Hán Hiến Đế), là cháu 20 đời của Khổng Tử.

 

Ban đầu ông giữ chức Thái thú Bắc Hải, khi Tào Tháo tấn công Đào Khiêm, Khổng Dung từng cứu mạng Tào Tháo. Đến khi Tào Tháo muốn đưa quân đánh Kinh Châu, Khổng Dung hết lòng can ngăn, bị Tào Tháo mắng nhiếc.

Về chuyện này, Khổng Dung trong lòng phẫn nộ, bị người khác báo với Tào Tháo là ông có mưu đồ làm phản, Tào Tháo hạ lệnh tru sát, giết tất cả vợ con ông. Cũng chính vì chuyện này mà tiếng ác của Tào Tháo lan xa.

4. Trần Cung

Trần Cung vốn là mưu sĩ dưới trướng Tào Tháo, sau vì việc Tào Tháo tự ý giết Lã Bá Xa mà tức giận bỏ đi, sau này ông cũng nương nhờ nhiều người, cuối cùng thì đi theo Lã Bố.

Tiếc rằng, Lã Bố đa nghi, tự kiêu, không chịu dùng kế sách của Trần Cung, về sau thất bại tại Hạ Bì.

 

Trần Cung bị Từ Hoảng bắt được, nhưng ông quyết không đầu hàng, Tào Tháo hạ lệnh chém đầu ông, sau đó tổ chức tang lễ long trọng, chôn cất ông ở Hứa Xương – kinh đô Ngụy quốc.

5. Dương Tu

Dương Tu là người có tài học uyên thâm, thông thạo kinh sử. Sau này, Dương Tu giữ chức Lang trung trong triều đình nhà Ngụy, giúp Tào Tháo xử lý việc triều chính, công lao to lớn, nhận được nhiều khen ngợi.

Lần lượt đoạt mạng 6 mưu sĩ, cái chết của người thứ 6 khiến Tào Tháo tổn thất nghiêm trọng - Ảnh 6.
Hình ảnh nhân vật Dương Tu trên phim.

Sau chuyện Dương Tu giúp đỡ Tào Thực vượt qua thử thách bị lộ, Tào Tháo lấy lý do Dương Tu tự ý tiết lộ quân lệnh xử chết ông.

Tuy nhiên lý do sự thực là do ông can thiệp vào chuyện tranh đoạt ngôi vị, lại có quan điểm chính trị khác với Tào Tháo, nên Tào Tháo căm hận ông từ lâu, cho ông là mầm tai họa lớn, nên nhất định phải loại trừ.

 

6. Tuân Úc

Tuân Úc là vị hiền thần Tào Tháo chiêu mộ được ở Duyễn Châu, ông là người có công hiến to lớn đối với chính quyền Tào Ngụy.

Tuân Úc khuyên Tào Tháo, giúp ông chiêu mộ thu nạp binh lính Thanh Châu, gia tăng thực lực của Ngụy quân; sau lại hiến kế "hiệp thiên tử dĩ lệnh chư hầu" cho Tào Tháo; bày kế cho Tào Tháo chia rẽ quan hệ Lưu Bị và Lã Bố, khiến hai người tranh chấp.

Sau này, dã tâm Tào Tháo bành trướng muốn tự phong mình làm Ngụy công, bị Tuân Úc ra sức phản đối. Tào Tháo nổi sát tâm.

Trên đường Nam chinh, Tào Tháo gửi cho Tuân Úc một hộp quà rống, ngụ ý bảo Tuân Úc tự kết liễu, cuối cùng Tuân Úc cũng uống thuốc độc tự sát, hưởng thọ 50 tuổi.

 

Tuân Úc chết, không ai có thể đảm đương được như ông, Tào Ngụy bị tổn thất nặng nề, việc này cũng khiến Tào Tháo hối hận vô cùng.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm