Tây Du Ký 1986: Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không
Hóa ra đây là lý do Phật Tổ Như Lai không có linh vật, thú cưỡi của Tôn Ngộ Không sau khi thành Phật là gì? / Bóc trần lý do Phật Tổ Như Lai thông suốt mọi việc nhưng lại phải đi hỏi lai lịch Tôn Ngộ Không
1. Đông Hải Long Vương
Mối quan hệ này bắt đầu khi Tôn Ngộ Không muốn lấy gậy Như Ý từ Đông Hải Long Cung. Tôn Ngộ Không đã đến Đông Hải Long Cung và thách thức Đông Hải Long Vương. Hai bên đã giao chiến với nhau rất dữ dội, cuối cùng Tôn Ngộ Không đã đánh bại Đông Hải Long Vương và lấy được gậy Như Ý.
Đông Hải Long Vương đã rất nhiều lần giúp đỡ Tôn Ngộ Không và thầy trò Đường Tăng đánh bại nhiều yêu quái trên đường đi thỉnh kinh như Hồng Hài Nhi, Kim Hồng ngư quái…
Ảnh minh họa
Đáng chú ý, trong 1 lần Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng trách phạt vì đã giết chết 6 tên cướp giữa đường, Tôn Ngộ Không đã bỏ đi, cưỡi mây bay đến Đông Hải. Hắn kể hết với Long Vương về sự tình và được Long Vương khuyên nhủ qua bức tranh “Cầu Dĩ dâng giày". Khi biết ý nghĩa ẩn sau bức tranh, thấy Tôn Ngộ Không im lặng không nói gì, Long Vương lại nói thêm: "Đại thánh nên xem xét kỹ, đừng vì sở thích phóng khoáng mà lỡ các công việc về sau". Đến đây, Tề Thiên Đại Thánh đã hiểu ra mọi chuyện, quyết định quay trở lại bên sư phụ. Chính lời khuyên của Long Vương đã giúp Tôn Ngộ Không nhận ra điều chân lý, không trở thành yêu quái, bị Thiên Đình ghét bỏ.
Từ đó, Tôn Ngộ Không và Đông Hải Long Vương đã trở thành bạn bè thân thiết.
2. Trấn Nguyên Tử Đại Tiên
Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử hay Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài cũng được xem là ông tổ của dòng địa tiên, tức các vị tiên đã tu hành, đạt được quả vị nhưng ngụ ở mặt đất chứ không lên trời. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Tử là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Trấn Nguyên Tử không những quyền thế rất lớn, mà trong nhà ông còn có một bảo vật cực kỳ giá trị, đó chính là cây nhân sâm. Tuy nhiên, cây nhân sâm này đã bị Tôn Ngộ Không đánh đổ. Trấn Nguyên Tử nổi giận trói 4 thầy trò Đường Tăng với ý định sẽ cho họ 1 bài học. Vị địa tiên này đã nói rằng: "Ta biết chuyện của ngươi, biết bản lĩnh của ngươi. Nếu con khỉ nhà ngươi cứu sống cây nhân sâm của ta, ta sẽ xin kết nghĩa làm anh em". Ngộ Không lém lỉnh: "Có gì mà khó. Ông hứa rồi đấy nhé!".
Quả đúng như vậy, Ngộ Không đi khắp tam đảo mười châu, cuối cùng được Phổ Đà gặp Quan Âm Bồ Tát giúp cứu sống cây nhân sâm. Sau khi cây nhân sâm được cứu sống, theo lời giao ước, Trấn Nguyên Tử Đại Tiên đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không.
3. Nhị Lang Thần – Dương Tiễn
Ban đầu Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần có mối quan hệ đối đầu. Khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, Dương Tiễn đã là một vị thần có pháp lực cao cường, được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ bắt giữ Tôn Ngộ Không. Hai bên đã giao chiến với nhau rất dữ dội, cuối cùng nhờ sự hỗ trợ của Thái Thượng Lão Quân với bảo bối Kim Cang Trác và Hao Thiên Khuyển, Tôn Ngộ Không đã bị bắt và giam dưới núi Ngũ Hành Sơn.
Sau này khi Tôn Ngộ Không được Đường Tăng giải cứu. lấy lại được tự do, khi gặp lại Nhị Lang Thần Tôn Ngộ không đã gọi "đại ca". Tiếng "đai ca" này giống như một sự tôn trọng với đối thủ cũng như sự thông thấu đạo lý biết "quay đầu" của Tề Thiên Đại Thánh. Trên đường đi thỉnh kinh, Nhị Lang Thần còn giúp Tôn Ngộ Không thu phục yêu quái Cửu Đầu Trùng ở đầm Bích Ba.
Trước Tôn Ngộ Không, gậy Như Ý từng là bảo vật của 3 vị thần có tiếng tăm nhưng không phải khán giả nào cũng biết đến họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Thông tin chiếc ly gần 900 tỷ đồng: Sản phẩm thời nhà Minh, kiệt tác của lịch sử gốm sứ Trung Quốc