Tê giác mất sừng chết thảm dưới tay hà mã
Con người cũng sẽ tuyệt chủng như các loài động vật khác? / Ảnh động vật: Linh dương giành giật sự sống trước cá sấu
Những vùng nước hiếm hoi ở châu Phi vào mùa khô luôn là địa điểm mà bất cứ loài động vật nào cũng muốn sở hữu. Chính vì thế, những cuộc đụng độ là điều khó có thể tránh khỏi.
Nhân viên khu bảo tồn ở vùng Klein Karoo của Nam Phi, Stanley Robertson đã chụp được cuộc chiến giữa hai con hà mã và một con tê giác khi giành nhau ao nước nhỏ. Chỗ này dường như của đôi hà mã trước khi bị tê giác tới để giải nhiệt.
Tê giác tới vũng nước khiến đôi hà mã tức giận
Hà mã rõ ràng rất tức giận trước kẻ lạ mặt này, nó vừa rống lên để đe dọa vừa lao vào cuộc chiến để đuổi kẻ địch. Là loài có lợi thế hơn về thể hình nhưng tê giác không mạnh bằng hà mã ở vùng nước cũng như bị áp đảo về số lượng.
Đặc biệt, vũ khí nguy hiểm nhất của nó là cái sừng - thứ đã bị cắt để bảo vệ nó khỏi kẻ săn trộm - đã khiến nó mất đi lợi thế lớn trong cuộc chiến. Không ngạc nhiên khi nó bị tấn công khá đau từ đôi hà mã.
Trong một đòn bị tấn công, tê giác bị lật ngửa và không thể thoát khỏi tình trạng hiện tại. Stanley cho biết con tê giác xấu số đã bị chết ngạt sau đó và không có bất cứ sự can thiệp nào để thay đổi tình thế.
Cuộc chiến tranh giành sở hữu vũng nước đã diễn ra |
Bình thường khá hiền lành nhưng khi vào cuộc chiến, cả hai loài rất hung dữ |
Bị mất sừng, tê giác bất lợi hoàn toàn trong cuộc chiến |
Tê giác xấu số mất mạng vì hà mã. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc